Chỉ với công trình nằm ở vùng động đất rất yếu thì mới có thể bỏ qua tải động đất. Còn lại, chúng ta phải xét tới tác động của động đất tới công trình. Khi đó, TCVN 9386:2012 – Thiết kế công trình chịu động đất là thứ không thể thiếu đối với kỹ sư thiết kế những dự án đó.
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng để thiết kế nhà và công trình xây dựng trong vùng có động đất. Mục đích của tiêu chuẩn này là để bảo đảm trong trường hợp có động đất thì:
– Sinh mạng con người được bảo vệ;
– Các hư hỏng được hạn chế;
– Những công trình quan trọng có chức năng bảo vệ dân sự vẫn có thể duy trì hoạt động.
CHÚ THÍCH: Do bản chất ngẫu nhiên của hiện tượng động đất cũng như những hạn chế của các giải pháp hiện có nhằm giải quyết hậu quả động đất nên những mục đích nói trên chỉ là tương đối khả thi và chỉ có thể đánh giá thông qua khái niệm xác suất. Mức độ bảo vệ đối với các loại công trình khác nhau chỉ có thể đánh giá thông qua khái niệm xác suất là một bài toán phân bổ tối ưu các nguồn tài nguyên và do vậy có thể thay đổi tuỳ theo từng quốc gia, tuỳ theo tầm quan trọng tương đối của nguy cơ động đất so với các nguy cơ do các nguyên nhân khác cũng như tuỳ theo điều kiện kinh tế nói chung.
Những công trình đặc biệt như nhà máy điện hạt nhân, công trình ngoài khơi và các đập lớn nằm ngoài phạm vi quy định của tiêu chuẩn này.
Ngoài những điều khoản của các tiêu chuẩn khác có liên quan, tiêu chuẩn thiết kế này chỉ bao gồm những điều khoản buộc phải tuân theo khi thiết kế công trình trong vùng động đất. Tiêu chuẩn này bổ sung về khía cạnh kháng chấn cho các tiêu chuẩn khác
2. Các nội dung trong TCVN 9386:2012
Trong tiêu chuẩn này, gồm có 2 phần.
2.1. Phần 1: Quy định chung, tác động động đất và quy định đối với kết cấu nhà
Phần này áp dụng để thiết kế nhà và công trình xây dựng trong vùng có động đất, gồm có những nội dung sau:
– Tổng quát
– Yêu cầu về tính năng và các tiêu chí cần tuân theo
Gồm những yêu cầu về tính năng và các tiêu chí cần tuân theo áp dụng cho nhà và công trình xây dựng trong vùng động đất.
– Điều kiện nền đất và tác động động đất
Gồm những quy định biểu diễn tác động động đất và việc tổ hợp chúng với cáctác động khác.
– Thiết kế nhà
Gồm những quy định thiết kế chung, đặc biệt liên quan đến nhà.
– Những quy định cụ thể cho kết cấu bê tông
– Những quy định cụ thể cho kết cấu thép
– Những quy định cụ thể cho kết cấu liên hợp thép – bê tông
– Những quy định cụ thể cho kết cấu gỗ
– Những quy định cụ thể cho kết cấu xây
– Cách chấn đáy
Gồm những yêu cầu cơ bản và các khía cạnh cần thiết khác của việc thiết kế và độ an toàn có liên quan tới cách chấn đáy kết cấu, đặc biệt là cách chấn đáy nhà.
– Các phụ lục
+ Phụ lục A (Tham khảo) Phổ phán ứng chuyển vị đàn hồi
+ Phụ lục B (Tham khảo) Xác định chuyển vị mục tiêu đối với phân tích tĩnh phi tuyến (đẩy dần)
+ Phụ lục C (Quy định) Thiết kế bản của dầm liên hợp thép – bê tông tại liên kết dầm – cột trong khung chịu mômen
+ Phụ lục D (Tham khảo) Các ký hiệu
+ Phụ lục E (Quy định) Mức độ và hệ số tầm quan trọng
+ Phụ lục F (Quy định) Phân cấp, phân loại công trình xây dựng
+ Phụ lục G (Quy định) Bản đồ phân vùng gia tốc nền lãnh thổ Việt Nam
+ Phụ lục H (Quy định) Bảng phân vùng gia tốc nền theo địa danh hành chính
Bản đồ và bảng phân vùng gia tốc nền, các bạn cần lấy theo QC 02:2022 để chuẩn xác dữ liệu mới nhất. Các bạn có thể đọc thêm tại “Những điểm mới trong Quy chuẩn 02/2022”
+ Phục lục I (Tham khảo) Bảng chuyển đổi từ đỉnh gia tốc nền sang cấp động đất.
2.2. Phần 2: Nền móng, tường chắn và các vấn đề địa kỹ thuật
Phần này áp dụng để thiết kế các kết cấu trong đất trong vùng có động đất, gồm có những nội dung sau:
– Tổng quát
– Tác động động đất
Gồm định nghĩa và những quy định biểu diễn tác động động đất.
– Các tính chất của đất nền
Gồm các thông số về độ bền, thông số độ cứng và thông số độ cản của đất nền.
– Các yêu cầu đối với việc lựa chọn vị trí xây dựng và đất nền
– Hệ nền móng
– Tương tác giữa đất và kết cấu
– Kết cấu tường chắn
– Các phụ lục
+ Phụ lục A (Tham khảo) Các hệ số khuếch đại địa hình
+ Phụ lục B (Quy định) Các biểu đồ thực nghiệm để phân tích hóa lỏng đơn giản hóa
+ Phụ lục C (Quy định) Các độ cứng tĩnh đầu cọc
+ Phụ lục D (Tham khảo) Tương tác động lực giữa đất và kết cấu (SSI). Các hiệu ứng chung và tầm quan trọng
+ Phụ lục E (Quy định) Phương pháp phân tích đơn giản hóa đối với kết cấu tường chắn
+ Phụ lục F (Tham khảo) Sức chịu tải động đất của móng nông.
Các bạn vui lòng tải tiêu chuẩn TCVN 9386:2012 – Thiết kế công trình chịu động đất tại đây để tìm hiểu các mục kĩ hơn.