Tính toán liên kết bu lông

Để thiết kế kết cấu thép theo tiêu chuẩn Việt Nam, các bạn tham khảo TCVN 5575:2012.

Với liên kết bu lông, các bạn bố trí bu lông và sau đó kiểm tra theo các điều kiện sau:

1. Kiểm tra bu lông chịu kéo

Lực kéo lớn nhất trong bu lông xa nhất là:

Nb,max = (M + N*yb) * h1 / (m*Σhi2)

Khả năng chịu nén (kéo) của một bu lông (Công thức 98 – mục 8.2):

[N]tb = Abn * ftb

Trong đó:

M, N: Nội lực vị trí liên kết bu lông

hi: Khoảng cách từ các hàng bu lông tới tâm quay

yb: Khoảng cách từ tâm tiết diện cột (trục cột) đến tâm quay

m: Số dãy bu lông

ftb: Cường độ tính toán chịu kéo của bulông

Abn: Diện tích tiết diện thực của thân bulông

2. Kiểm tra bu lông chịu cắt

Lực cắt tác dụng lên một bu lông:

Nvb = N / nb

Khả năng chịu cắt của một bu lông (Công thức 96 – mục 8.2):

[N]vb = γb*fvb*Ab*nv

Trong đó:

N: Lực cắt vị trí liên kết bu lông

nb: Số lượng bu lông

γb: Hệ số điều kiện làm việc của liên kết bu lông

fvb: Cường độ tính toán chịu cắt của bu lông

Ab: Diện tích tiết diện tính toán của thân bu lông

nv: Số lượng các mặt cắt tính toán

3. Tính toán bề dày bản bích

Bề dày bản bích tính theo lực kéo lớn nhất trong hàng bu lông ngoài cùng:

Bề dày bản bích tính tổng lực kéo trong các hàng bu lông:

Các bạn vui lòng tham khảo file tính “Tính toán liên kết bu lông” tại đây.

Download

Một số file tính và khóa học tại đây.