Khoảng cách giữa các cọc trong đài

Trong bài viết này, thuvienketcau tổng hợp các yêu cầu về khoảng cách giữa các cọc trong đài theo tiêu chuẩn Việt Nam.

1. Khoảng cách giữa tim cọc.

Theo mục 8.13 TCVN 10304-2014, khoảng cách tim giữa các cọc trong đài quy định như sau:

Như vậy với cọc treo (không mở rộng mũi) khoảng cách giữa các cọc tối thiểu là 3d. Đối với cọc chống, khoảng cách tối thiểu giữa các cọc là 1.5d.

Chúng ta có định nghĩa về cọc chống và cọc treo như sau:

Cọc treo (Friction pile): Cọc, truyền tải trọng vào nền qua ma sát trên thân cọc và qua mũi cọc.

Cọc chống (End bearing pile): Cọc, truyền tải trọng vào nền chủ yếu qua mũi cọc.

Theo đó, cọc treo, cọc chống được phân biệt bằng cách truyền tải của cọc vào nền. Do đó, cọc ép (đóng), cọc khoan nhồi đều có thể là cọc treo hoặc cọc chống.

Do đó, khoảng cách giữa các tim cọc trong đài như sau:

   – Cọc ép (cọc treo) : >= 3d

   – Cọc ép (cọc chống) : >= 1.5d

   – Cọc khoan nhồi (cọc treo) : >= 3d

   – Cọc khoan nhồi (cọc chống) : >= 1.5d

Tham khảo: Mục 7.1.2 TCVN 11823-10-2017 (thiết kế cầu đường bộ – phần 10: Nền móng), khoảng cách cọc đóng như sau:

Theo đó, khoảng cách tim cọc đến tim cọc đối với cọc đóng lấy không nhỏ hơn (750mm, 2.5d).

Mục 8.1.2 TCVN 11823-10-2017, khoảng cách cọc khoan không yêu cầu cụ thể, chỉ cần đảm bảo thi công.

2. Khoảng tĩnh không giữa các cọc.

Theo mục 8.13 TCVN 10304-2014, khoảng cách tim giữa các cọc trong đài quy định như sau:

Theo đó, khoảng cách tĩnh không giữa thân cọc khoan nhồi tối thiểu 1.0m.

Trường hợp, cọc nhồi có mở rộng mũi cọc:

Nếu mũi cọc nằm trong đất dính nửa cứng và cứng thì lấy khoảng cách tĩnh không giữa các mũi cọc không nhỏ hơn 0.5m, trong các loại đất khác (trừ đá) lấy bằng 1.0m.

3. Tổng hợp

Kết hợp cả 2 điều kiện về khoảng cách trên, ta có khoảng cách tim cọc trong đài như sau:

   – Cọc ép (cọc treo) : >= 3d

   – Cọc ép (cọc chống) : >= 1.5d

   – Cọc khoan nhồi không mở rộng mũi cọc (cọc treo) : >= (3d, 1m + d)

   – Cọc khoan nhồi không mở rộng mũi cọc (cọc chống) : >= (1.5d, 1m + d)

Lưu ý: Khoảng cách giữa tim cọc đến tim cọc đối với cọc khoan nhồi (cọc treo) đối với cọc đường kính < 500mm thì sẽ lớn hơn 3d.

Khoảng cách giữa tim cọc đến tim cọc đối với cọc khoan nhồi (cọc đóng) đối với cọc đường kính < 2000mm thì sẽ lớn hơn 1.5d.

Chúng tôi có tập hợp thành file excel về khoảng cách tim cọc, các bạn có thể xem thêm tại đây để rõ hơn:

Download

Ý kiến cá nhân: Đối với cọc chống, chúng tôi vẫn bố trí khoảng cách tim cọc là 2.5d để có thể huy động được thêm ma sát thành (dù không tính ma sát thành), cọc đảm bảo hơn về sức chịu tải.

————————————————————————————

Xem thêm: Một số file tính và khóa học tại đây.

Download