Thư viện kết cấu gửi tới các bạn phương pháp tính toán cột hình vành khuyên, sử dụng phụ lục F.1 tiêu chuẩn TCVN 5574:2018.
1. Phương pháp tính
Áp dụng cho cột vành khuyên có tỷ số giữa bán kính trong và ngoài r1/r2 > 0,5 và đặt cốt thép phân bố đều theo chu vi (với số thanh cốt thép dọc tối thiểu là 7).
Tính toán diện tích tương đối của vùng chịu nén cùa bê tông ζcir:
Căn cứ vào giá trị của ζcir, ta có giá trị moment giới hạn cột chịu được như sau:
Trong đó:
As,tot là diện tích toàn bộ cốt thép dọc;
rm = (r1+r2) / 2
rs là bán kính đường tròn đi qua trọng tâm các thanh cốt thép dọc.
Mô men uốn M được xác định có kể đến ảnh hưởng của uốn dọc cấu kiện.
Giá trị M được xác định như sau:
M = N * e0 * η
Độ lệch tâm ban đầu e0 được xác định như sau:
Với kết cấu siêu tĩnh: e0 = max (e1, ea).
Với kết cấu tĩnh định: e0 = e1 + ea
Với ea không nhỏ hơn 1/600 chiều dài cấu kiện, 1/30 chiều cao tiết diện cấu kiện và 10mm.
Với e1 = M / N
Hệ số uốn dọc η được xác định như sau:
Ncr là lực tới hạn quy ước, được xác định theo công thức:
L0 là chiều dài tính toán của cấu kiện
D là độ cứng của cấu kiện bê tông cốt thép ở trạng thái giới hạn về độ bền, được xác định theo công thức:
trong đó:
Еb, Es là mô đun đàn hồi lần lượt của bê tông và của cốt thép;
I, Is là mô men quán tính của diện tích tiết diện lần lượt của bê tông và của toàn bộ cốt thép dọc đối với trọng tâm tiết diện ngang của cấu kiện;
ks = 0,7 ;
Hệ số kb:
φL là hệ số, kể đến ảnh hưởng của thời hạn tác dụng của tải trọng.
δe là giá trị độ lệch tâm tương đối của lực dọc.
2. File tính
Update 11/2024: File tính có thể tính cho nhiều cột, nhiều tầng.
Các bạn vui lòng tải file PDF mẫu “Tính toán cột hình vành khuyên” tại đây
File tính excel đầy đủ “49. Tính toán cột hình vành khuyên”, các bạn vui lòng tải tại đây: