Đề cương nén tĩnh cọc

Để kiểm định sức chịu tải của cọc có thể sử dụng phương pháp thử nghiệm tại hiện trường bằng tải ép tĩnh dọc trục. Phương pháp này hiện là phương pháp phổ biến, kết quả chính xác nhất đối với các công trình dân dụng.  Để tiến hành thi công trên hiện trường, tư vấn thiết kế cần đưa ra đề cương nén tĩnh cọc.

Phương pháp thử nghiệm tại hiện trường bằng tải ép tĩnh dọc trục được thể hiện cụ thể trong tiêu chuẩn TCVN 9393:2012.

Ở đây, chúng tôi xin đưa ra một số ý quan trọng trong đề cương nén tĩnh cọc.

1. Số lượng cọc thí nghiệm

Số lượng cọc thí nghiệm do thiết kế quy định tùy theo mức độ quan trọng của công trình, mức độ phức tạp của điều kiện đất nền, kinh nghiệm thiết kế, chủng loại cọc sử dụng và chất lượng thi công cọc trong hiện trường, thông thường được lấy bằng 1% tổng số cọc của công trình nhưng trong mọi trường hợp không ít hơn 2 cọc.

2. Thời gian thí nghiệm

Việc thí nghiệm chỉ được tiến hành cho các cọc đã đủ thời gian phục hồi cấu trúc của đất bị phá hoại trong quá trình thi công hoặc bê tông đạt cường độ để thí nghiệm theo quy định của thiết kế (đối với cọc khoan nhồi). Thời gian nghỉ từ khi kết thúc thi công đến khi thí nghiệm được quy định như sau:

       a) Tối thiểu 21 ngày đối với cọc khoan nhồi.

       b) Tối thiểu 7 ngày đối với các loại cọc khác.

3. Quy trình gia tải tiêu chuẩn được thực hiện như sau:

       a) Gia tải từng cấp đến tải trọng thí nghiệm lớn nhất theo dự kiến, mỗi cấp gia tải không lớn hơn 25 % tải trọng thiết kế. Cấp tải mới chỉ được tăng khi tốc độ lún đầu cọc đạt ổn định quy ước nhưng không quá 2 h. Giữ cấp tải trọng lớn nhất cho đến khi độ lún đầu cọc đạt ổn định quy ước hoặc theo phương án thí nghiệm được duyệt;

       b) Sau khi kết thúc gia tải, nếu cọc không bị phá hoại thì tiến hành giảm tải về 0, mỗi cấp giảm tải bằng 2 lần cấp gia tải và thời gian giữ tải mỗi cấp là 30 min, riêng cấp tải 0 có thể lâu hơn nhưng không quá 6 h.

Nếu có yêu cầu thí nghiệm chu kỳ thi thực hiện theo quy trình gia tài sau:

       a) Chu kì thứ nhất: Gia tải đến Tải trọng quy định (thông thường đến 100 % tải trọng thiết kế), sau đó giảm tải về 0.

       b) Chu kỳ thứ hai: Gia tải lại đến cấp tái cuối của chu kì thứ nhất, thời gian giữ tải mỗi cấp là 30 min, tiếp tục gia tải đến cấp tải cuối của chu kì thứ hai, sau đó giảm tải về 0;

       c) Gia tải các chu kỳ tiếp theo được lập trên đến tải trọng phá hoại hoặc tải trọng lớn nhất theo dự kiến, theo nguyên tắc cấp tái cuối của chu kỳ sau lớn hơn chu kì trước đó.

4. Một số vấn đề lưu ý khi nén tĩnh cọc

4.1. Tốc độ chuyển vị đầu cọc đạt giá trị sau đây được xem là ổn định quy ước.

       a) Không quả 0,25 mm/h đối với cọc chống vào đất hòn lớn, đất cát, đất sét từ đến cứng;

       b) Không quá 0,1 mm/h đối với cọc ma sát trong đất sét dẻo mền đến dẻo chảy.

4.2. Tải trọng thí nghiệm lớn nhất do thiết kế quy định, thường được lấy như sau:

       a) Đối với cọc thí nghiệm thăm dò: Bằng tải trọng phá hoại hoặc bằng 250% đến 300% tải trọng thiết kế;

       b) Đối với cọc thí nghiệm kiểm tra: Bằng 150 % đến 200 % tải trọng thiết kế.

4.3. Cọc thí nghiệm thăm dò được xem là bị phá hoại khi:

       a) Tổng chuyển vị đầu cọc vượt quá 10 % đường kính hoặc chiều rộng tiết diện cọc có kể đến biến dạng đàn hồi của cọc khi cần thiết hoặc

       b) Vật liệu cọc bị phá hoại.

4.4. Cọc thí nghiệm kiểm tra được xem là không đạt khi

       a) Cọc bị phá hoại

       b) Tổng chuyển vị đầu cọc dưới tải trọng thí nghiệm lớn nhất và biến dạng dư của cọc vượt quá quy định nêu trong phương án thí nghiệm.

Thuvienketcau gửi bạn mẫu đề cương nén tĩnh cọc để tham khảo.

Tải một số file tính khác:

Download