Chất tải trong etabs

Thuvienketcau tổng hợp các cách chất tải thông dụng trong mô hình etabs.

1. Chất tải lên điểm.

Để chất tải lên điểm, chúng ta vào Assign > Joint Loads > Force

Xuất hiện bảng thông số “Joint Load Assignment – Force” để nhập thông số.

Trong đó:

   – Force Global X : Lực theo phương X

   – Force Global Y : Lực theo phương Y

   – Force Global Z : Lực theo phương Z

   – Moment Global XX : Moment xoay quanh trục X

   – Moment Global YY : Moment xoay quanh trục Y

   – Moment Global ZZ : Moment xoay quanh trục Z

Trục X, Y, Z, hướng lực theo trục trong mô hình.

2. Chất tải phân bố lên dầm.

Để chất tải lên dầm, chúng ta vào Assign > Frame Loads > Distributed…

Xuất hiện bảng thông số “Frame Load Assignment – Distributed” để nhập thông số.

a. Load Type and Direction

Với “Load Type” bạn chọn Lực (Forces) hoặc Moment (Moments).

Với hướng lực (Direction) bạn có các lựa chọn sau:

– Local – 1,2,3 là theo hướng trục tọa độ địa phương của dầm. Các bạn có thể bật trục tọa độ của dầm lên để xác định.

Các bạn vào Set View Options > Frame Assignments > Chọn Local Axes để hiện trục tọa độ của dầm

Trong đó: trục màu đỏ là trục local 1, trục màu xanh lá cây là trục local 2, trục màu xanh dương là trục local 3.

Thông thường, với các dầm mái nhà công nghiệp sẽ dùng phương án này.

– Global X, Y là hướng theo trục X, Y mặc định.

Thường áp dụng cách này đối với tải cột nhà công nghiệp.

– Gravity : Hướng thẳng đứng từ trên xuống dưới.

Giải pháp này được sử dụng phổ biến nhất, áp dụng nhà dân dụng và công nghiệp.

– Global X, Y Proj, Gravity Proj : tương tự như trên nhưng áp dụng với hệ trục riêng của từng khối công trình.

Phương án này ít sử dụng, chỉ dành cho những dự án phức tạp, cần lồng nhiều hệ lưới khác nhau.

b. Cách phân bố tải

b1. Trapezoidal Loads

Đây là cách phân bố lực theo hình thang, chúng ta có thể sử dụng phương án theo chiều dài tương đối (Relative Distance) hoặc chiều dài tuyệt đối (Absolute Distance).

+ Hình mẫu chất tải theo chiều dài tương đối (Relative Distance):

Ở mục Distance là tương ứng với 0*L, 0.25L, 0.75L, 1*L với các lực tương ứng ở các vị trí đó là 0, 1, 2, 3 KN/m.

+ Hình mẫu chất tải theo chiều dài tuyệt đối (Absolute Distance):

5m là tổng chiều dài của dầm, ở đây chúng tôi chất tải ở vị trí 0m, 1m, 3m, 5m tương ứng với 0, 1, 2, 3 KN/m.

b2. Uniform Load

Lực phân bố đều cả chiều dài dầm.

3. Chất tải phân bố lên tấm.

a. Chất tải phân bố đều lên sàn

Để chất tải phân bố đều lên sàn, chúng ta vào Assign > Shell Loads > Uniform…

Xuất hiện bảng thông số “Shell Load Assignment – Uniform” để nhập thông số.

Ở đây, bạn chọn loại tải (Load Pattern), giá trị tải (Load), và hướng tải (Direction).

Hướng tải tương tự như phần dầm.

b. Chất tải phân bố không đều lên sàn

Để chất tải phân bố không đều lên sàn, chúng ta vào Assign > Shell Loads > Non-uniform…

Xuất hiện bảng thông số “Shell Load Assignment – Non-uniform” để nhập thông số.

Ở đây, bạn chọn loại tải (Load Pattern), hướng tải (Direction). Hướng tải tương tự như phần dầm.

Giá trị của tải (Load) được tính theo công thức P = Ax + By + Cz + D với x, y, z là tọa độ từng điểm.

Chúng ta sẽ nhập giá trị A, B, C, D.

Ví dụ:

Chúng tôi thường sử dụng phương pháp chất tải này cho phần thành bể, tường tầng hầm, chịu áp lực đất và áp lực nước.

Các thông số sẽ được xác định như sau:

Thông số nhập là C, D, còn A, B bằng 0.

Tham khảo: https://thuvienketcau.com/be-nuoc-dat-tren-nen-dat/