Trong bài viết này, thư viện kết cấu sẽ tổng hợp lại cách xác định chiều dày lớp bê tông bảo vệ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn mới nhất hiện nay.
1. Định nghĩa
Theo TCVN 5574:2018, lớp bê tông bảo vệ là chiều dày lớp bê tông tính từ biên (mép) cấu kiện đến bề mặt gần nhất của thanh cốt thép.
Như vậy, lớp bê tông bảo vệ cốt đai tính từ mép cấu kiện đến mặt ngoài cốt thép đai; lớp bê tông bảo vệ cốt thép dọc tính từ mép cấu kiện đến mặt ngoài cốt thép chủ.
Tuy nhiên, theo TCVN 9346:2012, lớp bê tông bảo vệ được tính bằng khoảng cách gần nhất từ mặt ngoài kết cấu tới mặt ngoài cốt thép đai.
Các bạn lưu ý sự khác biệt này về định nghĩa của 2 tiêu chuẩn và đưa ra quan niệm phù hợp.
2. Vai trò của lớp bê tông bảo vệ.
Theo mục 10.3.1 TCVN 5574:2018 thì lớp bê tông bảo vệ cần phải đảm bảo được:
– Đảm bảo sự làm việc đồng thời của cốt thép và bê tông.
– Đảm bảo sự neo cốt thép trong bê tông và khả nằng bố trí các mối nối của các chi tiết cốt thép.
– Đảm bảo tính toàn vẹn của cốt thép dưới tác động của môi trường xung quanh (kể cả khi có môi trường xâm thực).
– Đảm bảo khả năng chịu lửa của kết cấu.
3. Lớp bê tông bảo vệ theo TCVN 5574:2018
Chiều dày tối thiểu của lớp bê tông bảo vệ được quy định tại bảng 19 – mục 10.3.1.2.
Lưu ý:
– Trong mọi trường hợp lớp bê tông bảo vệ cốt thép phải lớn hơn đường kính cốt thép lớn nhất và 10mm.
– Thép cấu tạo thì được giảm 5mm
– Kết cấu lắp ghép thì được giảm 5mm
– Khi lớp bê tông bảo vệ ≥ 50mm thì bước đai S < cạnh nhỏ nhất của tiết diện.
– Đối với kết cấu dự ứng lực căng trước, chiều dày lớp bảo vệ như sau:
+ Cốt thép thanh max(3d,40mm), d là đường kính cốt thép
+ Cáp 20 mm
– Đối với kết cấu dự ứng lực căng sau, chiều dày lớp bảo vệ như sau:
+ Mặt trên/dưới: max(d,40mm) với d là bề rộng hoặc đường kính ống lồng (ruột gà)
+ Mặt bên: max(d/2,40mm)
+ Cốt thép ứng suất nằm trong rảnh, nằm ngoài cấu kiện: 20mm
Các bạn vui lòng xem bảng tổng hợp chiều dày nhỏ nhất của lớp bê tông bảo vệ đối với cấu kiện bê tông cốt thép như sau:
4. Lớp bê tông bảo vệ theo QCVN 06:2022.
Để tra lớp bê tông bảo vệ theo QCVN 06:2022, các bạn tiến hành theo các bước dưới đây:
Bước 1: Xác định bậc chịu lửa của công trình.
Với QCVN 06:2022, việc xác định bậc chịu lửa phụ thuộc vào việc kiến trúc bố trí khoang cháy. Do đó, khi cần thông tin về bậc chịu lửa của công trình, hãy hỏi luôn bộ môn kiến trúc và bộ môn PCCC.
Bước 2: Dựa vào bậc chịu lửa, xác định giới hạn chịu lửa của từng cấu kiện trong kết cấu nhà.
Việc xác định giới hạn chịu lửa của cấu kiện, các bạn lấy theo bảng 4 và phụ lục A trong quy chuẩn này.
Bước 3: Xác định lớp bảo vệ của từng cấu kiện dựa trên giới hạn chịu lửa của cấu kiện đó.
Các bạn xác định lớp bảo vệ theo phụ lục F.
Một số bảng xác định giá trị nhỏ nhất của lớp bảo vệ cho các cấu kiện bê tông cốt thép:
Chúng tôi gửi tới các bạn bảng tổng hợp lớp bảo vệ theo tầng cấp công trình. Các bạn vui lòng tải tại đây:
5. Lớp bê tông bảo vệ theo TCVN 9346:2012
Để đảm bảo yêu cầu bảo vệ chống ăn mòn trong môi trường biển TCVN 9346-2012 cho các công trình dân dụng xây dựng gần biển, theo mục 4 bảng 1 quy định như sau:
Lưu ý:
– Bảng tra ở trên là Mác bê tông tuân theo TCVN 5574-1991 (tiêu chuẩn cũ), kĩ sư không được nhầm lẫn là cấp độ bền bê tông.
– Bảng tra ở trên là áp dụng cho công trình dưới 50 năm. Đối với công trình trên 50 năm (tới 100 năm), cần xem xét thêm mục 4.5 và 4.6.
———————————————————————————————-
Xem thêm: Một số file tính và khóa học tại đây.