Ma sát âm trong cọc

Thuvienketcau gửi tới các bạn thông tin về ma sát âm tác dụng lên cọc.

1. Lý thuyết.

Lực ma sát âm được thể hiện ở mục 7.2.5 TCVN 10304:2014.

Thứ nhất là nguyên nhân gây ma sát âm như sau:

Nền đất, mà cọc nằm trong đó, có thể bị biến dạng do cố kết, trương nở, do bị gia tải… Lực ma sát âm (đối lực ma sát) phát sinh trên thân cọc do lún của khối đất bao quanh cọc, hướng thẳng đứng từ trên xuống và được xét trong các trường hợp:

– Lớp đất đắp san nền dày hơn 1,0 m;

– Chất tải hữu ích lên sàn nhà kho vượt quá 20 KN/m2;

– Đặt thiết bị có tải trọng hữu ích từ thiết bị trên 100 kN/m2 lên sàn kề bên móng;

– Tăng ứng suất hiệu quả, loại bỏ tác dụng đẩy nổi của nước do hạ mực nước ngầm trong đất;

– Cố kết đất thuộc trầm tích cận đại và trầm tích nhân tạo chưa kết thúc;

– Làm chặt các loại đất rời bằng tải trọng động;

– Lún sụt đất do ngập nước;

– Khi xây dựng công trình mới gần công trình có sẵn.

Thứ 2, chiều dài cọc chịu tác động của ma sát âm được tính toán như sau:

Lực ma sát âm được tính đến độ sâu, tại đó độ lún của đất xung quanh cọc sau khi thi công và chất tải lên móng cọc, lớn hơn một nửa trị số độ lún giới hạn của móng.

Thứ 3, giá trị của lực ma sát âm được tính toán theo công thức:

R = uΣfi*l

Trong đó: fi là cường độ sức kháng trên thân cọc theo bảng 3 – TCVN 10304:2014.

2. File tính

Thuvienketcau gửi tới các bạn tham khảo tính toán ma sát âm của chúng tôi.

Download

File excel tính toán lực ma sát âm các bạn xem tại đây:

Download