NCKH: Phân loại kết cấu kháng chấn chính và phụ theo TCVN 9386:2012

Thư viện kết cấu gửi tới các bạn bài báo NCKH về cách phân loại kết cấu kháng chấn chính và phụ theo TCVN 9386:2012.

Tác giả: VÕ MẠNH TÙNG, PHÙNG QUỐC ĐỊNH.

Download

——————————————————————————

Theo bài NCKH trên, chúng tôi đã lên file excel để kiểm tra mô hình phân loại kết cấu kháng chấn chính và phụ theo TCVN 9386:2012.

Các bước để kiểm tra như sau:

B1: Lập mô hình

        Giả thiết các cấu kiện sẽ là cấu kiện kháng chấn phụ và lập 2 mô hình như sau:

        Mô hình C: Mô hình C là mô hình bỏ qua độ cứng chịu tải động đất ngang của kết cấu kháng chấn phụ.      

        Ở đây, các bạn giảm độ cứng uốn của cấu kiện kháng chấn phụ xuống còn 0.1

        Mô hình CP: Mô hình CP gồm có cả kết cấu kháng chấn chính và kháng chấn phụ được thiết lập theo cách thông thường của hệ kết cấu chịu động đất tuân thủ theo TCVN 9386:2012. Độ cứng uốn của dầm và cột trong khung được giảm 0.5 khi chịu động đất.

B2: Xuất kết quả ra excel từ 2 mô hình etabs trên, tối thiểu với các lựa chọn sau:

        – Story Definitions

        – Story Drifts

        – Select Combos

B3: Đến sheet “Kiem tra” để tính toán kiểm tra       

        – Ấn vào nút “XOA_DL” để xóa dữ liệu cũ.

        – Ấn vào nút “IMPORT_(C)” để import dữ liệu từ mô hình C.

        – Ấn vào nút “IMPORT_(CP)” để import dữ liệu từ mô hình CP.

        – Ấn vào nút “XU LY_DL” để xử lý dữ liệu.

        Nếu kết quả trong sheet “Kiem tra” đều OK thì nhận định cấu kiện kháng chấn chính, phụ của bạn là chính xác.

        Nếu kết quả có trường hợp “Not OK”, các bạn quay lại bước 1 và giảm số lượng cấu kiện kháng chính phụ, chuyển sang kháng chấn chính.

Các bạn vui lòng tải file “46. Phân loại kết cấu kháng chính và phụ theo TCVN 9386:2012” tại đây:

Download