So sánh hệ số hiệu ứng giật Gf trong TCVN 2737:2023

Đối với kết cấu “mềm” (có chu kỳ dao động riêng cơ bản thứ nhất T1 > 1 s) thì Gf được xác định theo 2 cách: công thức đầy đủ và công thức đơn giản.

Trong bài viết này, chúng ta cùng thử so sánh giá trị Gf theo 2 cách trên (ở trong bài này chỉ xét tới nhà bê tông cốt thép).

1. Hệ số Gf tính toán theo công thức đầy đủ.

Hệ số Gf tính toán theo công thức đầy đủ được thể hiện ở mục 10.2.7.3 TCVN 2737:2023.

Giá trị của Gf được xác định bởi công thức:

trong đó:

I(zs) là độ rối ở độ cao tương đương zs,

gQ là hệ số đỉnh cho thành phần xung của gió,

gv là hệ số đỉnh cho thành phần phản ứng của gió,

gR là hệ số đỉnh cho thành phần cộng hưởng của gió,

Q là hệ số kể đến thành phần phản ứng nền của kết cấu chịu tải trọng gió,

R là hệ số phản ứng cộng hưởng.

2. Hệ số Gf tính toán theo công thức đơn giản.

Hệ số Gf tính toán theo công thức đầy đủ được thể hiện ở Phụ lục E TCVN 2737:2023.

Giá trị của Gf được xác định bởi công thức:

trong đó:

h là chiều cao công trình, tính bằng mét (m).

3. So sánh kết quả.

Ở đây, ta xét với 1 ví dụ là công trình với các thông số như sau:

Kết quả tính toán Gf theo công thức đầy đủ:

Kết quả tính toán Gf theo công thức đơn giản:

Ta có bảng tổng hợp như sau:

 CT đầy đủCT đơn giảnChênh lệchChênh %
Gf0.980.860.1111.4
Bảng tổng hợp so sánh giá trị Gf theo 2 công thức

Qua ví dụ trên, ta thấy công thức đơn giản sẽ cho ra kết quả Gf nhỏ hơn so với công thức đầy đủ và lượng chênh lệch này khá lớn. Thuvienketcau đã thử với một số trường hợp khác vẫn đạt kết quả tương tự.

Do đó, cần cân nhắc khi lựa chọn cách tính giá trị Gf khi tính tải gió.

Theo chúng tôi, thiên về an toàn, nên sử dụng giá trị Gf tính toán theo công thức đầy đủ.

Các bạn có thể tải file “so sánh giá trị Gf theo 2 công thức” để xem xét, kiểm tra thêm.

Một số file tính và khóa học tại đây.