Sử dụng phần mềm Adapt tính toán cáp dự ứng lực

Hiện này, Adapt là phần mềm thông dụng nhất để tính toán sàn cáp dự ứng lực.

Trong bài viết này, Thuvienketcau gửi tới các bạn quy trình thiết kế sàn dự ứng lực bằng Adapt để các bạn tham khảo.

Các bạn tải “Bộ phần mềm Adapt” ở đây để có thể sử dụng.

1. Lựa chọn tiêu chuẩn và những cài đặt chung:

1.1. Cài đặt chung

– Criteria => General

Hình 1. Cài đặt chung
Hình 2. Detail Tabs General setting

1.2. Vật liệu

Hình 3. Deatail Tabs material setting

2. Tạo mô hình:

2.1. Xây dựng mô hình trên Cad

‐ Dựng lại MBKC sàn trên nền Autocad bằng các đường polyline (viền sàn, cột, vách, dầm, lỗ mở…).

2.2. Import mô hình vào Adapt

File => Import => DWG/DXF => “chọn file cad mô hình vừa dựng” => OK

Hình 4. Import mô hình

2.3. Tạo mô hình trên Adapt

Dùng lệnh Transform hoặc Create để tạo các cấu kiện trong Adapt.

3. Tải trọng

3.1. Khai báo tổ hợp tải trọng

Hình 5. Tổ hợp tải trọng

Thông thường với tổ hợp Eurocode 2 cần lưu ý một số điểm sau:

Các tổ hợp tính toán trong điều kiện làm việc (SLS):

+ Frequent: Tổ hợp tải trọng thường xuyên.

+ Service(quasi-Permanent): Tổ hợp tải trọng dài hạn.

+ Initial: Tổ hợp tải trọng ngay sau khi căng kéo – xét đến ảnh hưởng của cáp khi chưa có tải trọng Deadload và liveload cân bằng.

Các tổ hợp tính toán với trạng thái giới hạn (ULS):

+ Strength: Tổ hợp về điều kiện cường độ – kiểm tra điều kiện về moment tính toán so sánh với moment giới hạn.

3.2. Gán tải trọng

B1: Chọn cấu kiện cần gắn tải

Hình 6. Chọn sàn

B2: Gán tải

Hình 7. Gán tĩnh tải/ hoạt tải

Các lựa chọn để gắn tải

+ Point load: Tải tập trung tại 1 điểm.

+ Line load: Tải theo đường – kN/m (Thường để gán tải tường)

+ Patch load: Vẽ thủ công khu vực cần gán tải trọng.

+ Patch load Wizard: Gán tải trên khu vực biên sàn có sẵn.

B3: Nhập giá trị tĩnh tải / hoạt tải

Hình 8. Nhập tải trọng

4. Support Line

4.1. Vẽ support Line

Hình 9. Vẽ Support Lines

Chọn phương Support Line cần vẽ bằng cách kích vào biểu tượng khoanh đỏ ở trên hoặc hiệu chỉnh Support Lines cho đúng phương vẽ bằng cách douple click vào đường support lines.

Hình 10. Hiệu chỉnh phương support lines

– Khi pick các điểm vẽ support lines thì điêm đó phải nằm trên dải truyền lực của cột, vách (tim vách, tâm cột…). Hạn chế pick điểm lơ lửng giữa sàn trừ trường hợp đặc biệt (cần dùng spilitter).

‐ Có thể dùng công cụ “connect support lines to columns and walls” để hỗ trợ việc bắt điểm vào tâm cột vách.

‐ Các đường support lines cần mềm mại tránh gấp khúc đột ngột.

4.2. Splitter

Với những support lines có điểm kết thúc nằm trong sàn thì cần dùng spliter để giới hạn dải truyền lực.

B1: Vẽ splitter.

Hình 11. Vẽ Splitter

B2: Pick các điểm vuông góc với support lines lơ lửng giữa sàn (Các điểm này phải thuộc các đường support lines lân cận).

Hình 12. Splitter

Các splitter phải được định nghĩa phương theo phương của support line (như hình 11 splitter được định nghĩa theo phương y).

4.3. Kiểm tra support line và dải truyền lực

– Kiểm tra support lines, sau khi vẽ xong support line.

Hình 13. Phân tích support line

– Kiểm tra dải truyền lực

Kiểm tra dải truyền lực xem những support lines có nhận không và dải chia có hợp lý không. Nếu không thì điều chỉnh lại support lines.

Hình 14. Kiểm tra dải chia
Hình 15. Kết quả dải chia theo phương X và Y

5. Mô hình cáp

5.1. Vẽ cáp

B1: Vẽ cáp

Hình 16. Tạo cáp mới

B2: Pick các điểm có cao độ cao của sợi cáp để vẽ.

Với các đường cáp sẽ có các điểm sau:

+Điểm cao nhất: người thiết kế chỉ định bằng cách chọn điểm khi vẽ cáp.

+ Điểm thấp nhất X2/L: mô hình thiết lập mặc định 0.5 lần chiều dài nhịp giữa 2 điểm cao nhất.

+ Điểm uốn của cáp: X1/L và X3/L thiết lập =0.25 để đường cáp uốn mềm mại và khả thi cho thi công.

5.2. Hiệu chỉnh cáp

Douple click vào cáp để hiệu chỉnh:

Hình 17. Hiệu chỉnh cáp

6. Phân tích mô hình

B1: Chia ô sàn (không nên mesh nhỏ quá)

Hình 18. Mesh ô sàn

B2: Phân tích

Hình 19. Phân tích

B3: Chia tiết diện tự động

Hình 20. Chia tiết diện tự động

B4: Tính toán từng tiết diện

Hình 21. Tính tiết diện

7. Kết quả

Sau khi design section sẽ xuất hiện 1 bảng thông báo.

Hình 22. Kết quả phân tích

7.1. Kiểm tra độ võng

B1: Click vào icon

Hình 23. Kiểm tra võng

B2: Kiểm tra kết quả võng

Hình 24. Kết quả võng

+ Chọn tổ hợp tải trọng cần kiểm tra.

+ Bật hiển thị độ võng.

+ Kết quả vị trí võng lớn nhất.

+ So sánh với độ võng cho phép theo tiêu chuẩn (l/250).

+ Một số trường hợp cần phải kiểm tra so sánh độ võng sau giai đoạn thi công (1/500).

7.2. Kiểm tra ứng suất

B1: Click

Hình 25. Kiểm tra ứng suất

B2: Chọn tiết diện cần kiểm tra

Hình 26. Chọn tiết diện cần kiểm tra

B3: Click

Hình 27. Kết quả ứng suất

Tùy vào mục đích cần kiểm tra để chọn tương ứng.

Hình 28. Dạnh mục xem

Kết quả:

Hình 29. Kết quả ứng suất

8. Vào thép cho mô hình.

8.1. Vào thép

a. Gán thép cho sàn

B1: Chọn sàn

B2: Gán thép cho sàn

Hình 30. Gán thép sàn
Hình 31. Thông số thép sàn

b. Gán thép dầm

B1: Chọn dầm

B2: Gán thép dầm

Hình 32. Gán thép dầm
Hình 33. Lựa chọn thông số cho thép dầm

8.2. Tính thép

Click

Hình 34. Tính thép

Kết quả:

Hình 35. Kết quả thép

8.3. Xuất khối lượng

Click:

Hình 36. Xuất khối lượng

Kết quả sẽ được xuất ra 1 file dạng word có đầy đủ hết các thông số cả về khối lượng:

Hình 37. Kết quả khối lượng xuất

9. Đọc hiểu kết quả xuất từ mô hình

9.1. Độ võng sàn.

Độ võng sàn phải nằm trong giới hạn cho phép của các tiêu chuẩn tính toán.

Hình 38. Kết quả võng

Lựa chọn chiều dày sàn phù hợp với nhịp, tải trọng trên sàn sẽ đảm bảo được độ võng

phù hợp với tiêu chuẩn.

Chiều dày sàn phải lựa chọn theo những nhịp điển hình nhất của sàn. Với những khu

vực như nhịp lớn, nhịp biên có thể tăng cục bộ chiều dày sàn, bổ sung cáp để giảm độ

võng…

9.2. Ứng suất.

Ứng suất kiểm tra theo các tổ hợp của trạng thái giới hạn sử dụng. Đối với tiêu chuẩn EC2: Các tổ hợp cần kiểm tra là Initial, Frequent, Service (quasi-permanent).

Hình 39. Kết quả ứng suất

Tại những tổ hợp không thoản mãn ứng suất sẽ hiện thị thông báo (NG), vị trí các tiết diện không thỏa mãn ứng suất sẽ được hiển thị màu hồng

9.3. Kết quả thép thường

Khi tính toán thép thường, Phần mềm Adapt cho phép lựa chọn tổ hợp tính toán mong muốn, thông thường lựa chọn Envelope bao gồm các tổ hợp: Initial, Frequent, Service(quasi-permanent), Streng (ULS). Thép thường sinh ra trong quá trình tính toán nhằm đảm bảo thỏa mãn các tổ hợp này.

Thép thường được tính toán cho các tiết diện sinh ra theo các đường Support Line để thỏa mãn các tổ hợp được lựa chọn. Cần phải xem xét thép thường sinh ra do tổ hợp nào, ở vị trí nào trên đường Support Line để có sự điều chỉnh phù hợp.

Kích đúp vào Support Line cần xem. Xuất hiện bảng sau:

Kích vào biểu tượng khoanh đỏ xuất hiện bảng sau:

Kích vào biểu tượng khoanh đỏ để xem thép sinh ra tại các vị trí trên đường Support Line do tổ hợp nào.

Chú ý: Thép thường sinh ra phải đảm bảo có thể bố trí được trên mặt bằng, nếu quá lớn phải xem xét tăng cáp, tăng tiết diện để giảm thép thường.

Góc tham khảo:

Để nắm rõ toàn bộ quy trình thiết kế hệ sàn dự ứng lực bằng phần mềm Adapt, chúng tôi có cung cấp bộ video cũng như tài liệu phục vụ thiết kế sàn dự ứng lực như hình dưới.

Khóa học sàn cáp dự ứng lực

Các bạn vui lòng cách tải bộ tài liệu trên tại đây.

Download