Hãy nhìn vào bức ảnh này:
Bạn có bất ngờ khi đọc được bài post này không, và suy nghĩ về ảnh hưởng tới kết quả tính của trước đây của bạn không?
Trong bài viết này, chúng tôi trình bày quan điểm về vấn đề này.
Thứ nhất, theo mục 8.2.1.3 – TCVN 5574:2018, thì khi tính toán sự hình thành vết nứt với mục đích không cho phép xuất hiện vết nứt thì lấy hệ số độ tin cậy về tải trọng > 1. Như vậy, khi tính giá trị này, chúng ta dùng tải tính toán.
Thứ hai, liệu có ảnh hưởng tới kết quả tính toán trc nay đã dùng file tính hay tool không?
Theo mục 8.2.2.1.1 – TCVN 5574:2018, ta có điều kiện để hình thành vết nứt như sau:
Ta thấy, tải tiêu chuẩn sẽ nhỏ hơn tải tính toán, do đó khi tải tiêu chuẩn lớn hơn Mcrc (Ncrc) thì tải tính toán cũng sẽ lớn hơn Mcrc (Ncrc), do đó cần tính toán bề rộng vết nứt.
Nếu tải tiêu chuẩn bé hơn, nhưng tải tính toán lớn hơn Mcrc (Ncrc), thì thực tế bề rộng vết nứt rất nhỏ, xấp xỉ bằng 0.
Còn với trường hợp dùng tải tính toán để tính chính xác điều kiện này thì sẽ áp dụng trong trường hợp tính toán không cho phép xuất hiện bề rộng vết nứt, áp dụng cho trường hợp sàn cáp dư ứng lực, chịu tác động của môi trường biển. Thực tế hiện nay, với sàn cáp, các đơn vị dùng chủ yếu tính toán theo tiêu chuẩn Eurocode.
Còn lại, khi tính toán bề rộng vết nứt của cấu kiện, ta dùng tải tiêu chuẩn, hoàn toàn khớp với các file tính, tool hiện tại.
Qua đó, khi tính toán điều kiện hình thành vết nứt, dùng tải tiêu chuẩn thì gần như sai số rất ít; khi tính toán bề rộng vết nứt thì dùng tải tiêu chuẩn. Do đó, các bạn vẫn hoàn toàn yên tâm với kết quả tính toán vết nứt của file tính, tool hiện nay.
—————————————————————————————-
Xem thêm: Một số file tính và khóa học tại đây.