TCVN 10304:2014 – Móng cọc – Tiêu chuẩn thiết kế

Hiện nay, đa số các công trình đều sử dụng móng mọc. Các vấn đề tính toán liên quan tới móng cọc, đơn vị thiết kế cơ bản dựa vào dữ liệu trong TCVN 10304:2014.

TCVN 10304:2014 “Móng cọc – Tiêu chuẩn thiết kế” được xây dựng trên cơ sở tham khảo “SP24.13330.2011 (SNiP 2.02.03-85) Móng cọc”.

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này được áp dụng để thiết kế móng cọc của nhà và công trình (sau đây gọi chung là công trình) xây dựng mới hoặc công trình cải tạo xây dựng lại.

Tiêu chuẩn này không áp dụng để thiết kế móng cọc của công trình xây dựng trên đất đóng băng vĩnh cửu, móng máy chịu tải trọng động cũng như trụ của các công trình khai thác dầu trên biển và các công trình khác trên thềm lục địa.

2. Các nội dung trong TCVN 10304:2014

– Nguyên tắc chung

Đề cập tới các cơ sở để tính toán thiết kế móng cọc, các lưu ý các điều kiện khi thiết kế móng cọc

– Yêu cầu về khảo sát địa chất công trình.

Các công tác khi khảo sát địa chất công trình và yêu cầu của các công tác đó.

– Phân loại cọc

Phân loại các loại cọc theo các tiêu chí khác nhau

– Thiết kế móng cọc

Đưa ra các chỉ dẫn, phương pháp tính toán cọc, móng cọc như phương pháp tính toán sức chịu tải các loại cọc, độ lún cọc, móng cọc…

– Yêu cầu về cấu tạo móng cọc

– Đặc điểm thiết kế móng cọc trong nền đất lún sụt; trong nền đất trương nở; trong vùng có động đất; trong vùng có hang động Cas tơ; cho đường dây tải điện trên không; của nhà ít tầng.

– Các phụ lục

   + Tính toán cọc chịu tải đồng thời lực thẳng đứng, lực ngang và mô men

   + Phương pháp xác định độ lún của móng cọc theo kinh nghiệm

   + Một số mô hình móng khối quy ước

   + Xác định khối lượng khảo sát địa chất công trình để thiết kế móng cọc

   + Biến dạng giới hạn của nền móng công trình

   + Tầm quan trọng của nhà và công trình

   + Các phương pháp khác xác định sức chịu tải của cọc

Các bạn vui lòng tải tiêu chuẩn TCVN 10304:2014 – Móng cọc – Tiêu chuẩn thiết kế tại đây để tìm hiểu kĩ hơn.