TCVN 2737:1995 – Tải trọng và tác động

Khi thiết kế nhà và công trình phải tính đến các tải trọng sinh ra trong quá trình sử dụng, xây dựng cũng như trong quá trình chế tạo, bảo quản và vận chuyển các kết cấu. TCVN 2737:1995 – Tải trọng và tác động cung cấp thông tin đầy đủ về các tải trọng đó. Một số nội dung cơ bản của tiêu chuẩn như dưới đây.

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định tải trọng và tác động dùng để thiết kế các kết cấu xây dựng, nền móng nhà và công trình.

Các tải trọng và tác động do giao thông đường sắt, đường bộ, do sóng biển, do dòng chảy, do bốc xếp hàng hóa, do động đất, do dông lốc, do nhiệt độ, do thành phần động lực của thiết bị sản xuất và phương tiện giao thông… gây ra không quy định trong tiêu chuẩn này được lấy theo các tiêu chuẩn khác tương ứng do Nhà nước ban hành.

Khi sửa chữa công trình, tải trọng tính toán xác định trên cơ sở kết quả khảo sát thực tế công trình.

Tác động của khí quyển được lấy theo tiêu chuẩn số liệu khí hậu dùng trong thiết kế xây dựng hiện hành hoặc theo số liệu của Tổng cục Khí tượng thủy văn.

Tải trọng đối với các công trình đặc biệt quan trọng không đề cập đến trong tiêu chuẩn này mà do các cấp có thẩm quyền quyết định.

Đối với những ngành có các công trình đặc thù (giao thông, thủy lợi, điện lực, bưu điện,…), trên cơ sở của tiêu chuẩn này cần xây dựng các tiêu chuẩn chuyên ngành cho phù hợp.

2. Các nội dung trong TCVN 2737:1995

– Nguyên tắc cơ bản.

Cung cấp cho người thiết kế về hệ số độ tin cậy, các loại tải trọng, quy định về tổ hợp tải trọng.

– Khối lượng của kết cấu và đất.

Cung cấp cho người thiết kế cách tính tải trọng và hệ số độ tin cậy của kết cấu và đất.

– Tải trọng do thiết bị, người và vật liệu, sản phẩm chất kho.

Cung cấp cho người thiết kế cách tính tải trọng và hệ số độ tin cậy của thiết bị, người và vật liệu, sản phẩm chất kho.

– Tải trọng do cầu trục và cẩu treo.

Tương tự mục trên là tải cần trục và cầu treo.

 – Tải trọng gió.

Mục này thể hiện phương pháp tính tải trọng gió.

Về thành phần động của tải trọng gió, các bạn có thể tham khảo thêm TCVN 229:1999 – Chỉ dẫn tính toán thành phần động của tải trọng gió.

– Các phụ lục

   + Phương pháp xác định các nội lực tính toán trong các tổ hợp tải trọng cơ bản và đặc biệt.

   + Bảng kê mẫu các cầu trục có chế độ làm việc khác nhau.

   + Tải trọng do va đập của cẩu vào gối chắn cuối đường ray.

   + Phân vùng áp lực gió theo địa danh hành chính.

Áp lực gió đã thay đổi, cần lấy theo QC 02/2022, các bạn tham khảo tại Những điểm mới trong Quy chuẩn 02/2022.

   + Áp lực gió cho các trạm quan trắc khí tượng vùng núi và hải đảo.

   + Phương pháp xác định mốc chuẩn tính độ cao nhà và công trình.

Các bạn vui lòng tải tiêu chuẩn TCVN 2737:1995 – Tải trọng và tác động tại đây để tìm hiểu các mục kĩ hơn.