TCVN 2737:2023 – Tải trọng và tác động – Tiêu chuẩn thiết kế

Tiêu chuẩn 2737:2023 đã chính thức có hiệu lực từ ngày 29/06/2023 thay thế cho tiêu chuẩn 2737:1995.

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về tải trọng, tác động và các tổ hợp của chúng dùng trong tính toán kết cấu của nhà và công trình theo các trạng thái giới hạn nhóm 1 (thứ nhất) và nhóm 2 (thứ hai) phù hợp với TCVN 9379.

Tải trọng động đất và tổ hợp tải trọng có tải trọng động đất được quy định trong TCVN 9386.

Các tác động địa kỹ thuật được quy định trong các tiêu chuẩn về thiết kế nền nhà và công trình, cũng như các tiêu chuẩn khác về địa kỹ thuật có liên quan.

Các tải trọng xuất hiện trong quá trình thi công và sử dụng công trình, cũng như trong quá trình chế tạo, bảo quản và vận chuyển kết cấu xây dựng, cũng cần được kể đến khi thiết kế.

Các tải trọng và tác động khác không nêu trong tiêu chuẩn này (các tải trọng công nghệ đặc biệt; tải trọng rung do tất cả các loại phương tiện giao thông; tải trọng do tích tụ bụi công nghiệp; tác động do độ ẩm, co ngót, v.v…) được quy định trong các tiêu chuẩn khác về thiết kế kết cấu và nền hoặc trong nhiệm vụ thiết kế hoặc trong các tài liệu kỹ thuật chuyên ngành

2. Đối chiếu nội dung tiêu chuẩn và cơ sở biên soạn

Các nội dung điều chỉnh, thay đổi giữa 2 tiêu chuẩn, các bạn có thể xem ở bảng sau.

TCVN 2737:1995TCVN 2737:2023Cơ sở biên soạn
Tên tiêu chuẩn Giữ nguyên
1. Phạm vi áp dụng1. Phạm vi áp dụngViết lại cho phù hợp
 2. Tài liệu viện dẫnBổ sung điều này, vì trong nội dung có viện dẫn tiêu chuẩn
 3. Thuật ngữ, định nghĩa và ký hiệuBổ sung điều này, để làm rõ nghĩa hơn một số thuật ngữ cũng như ký hiệu
 4. Yêu cầu chung 
2. Nguyên tắc cơ bản  
2.1. Quy định chung Giữ nguyên cấu trúc, viết lại cho phù hợp.
2.2. Hệ số độ tin cậy γ (hệ số vượt tải) Giữ nguyên cấu trúc, viết lại cho phù hợp.
2.3. Phân loại tải trọng5. Phân loại tải trọngGiữ nguyên cấu trúc, viết lại cho phù hợp.
2.4. Tổ hợp tải trọng6. Tổ hợp tải trọngĐiều chỉnh lại các tổ hợp tải trọng trên cơ sở tham khảo BS EN 1990:2002
3. Khối lượng của kết cấu và đất7. Trọng lượng của kết cấu và nền đấtGiữ nguyên cấu trúc, viết lại cho phù hợp.
4. Tải trọng do thiết bị người và vật liệu, sản phẩm chất kho8. Tải trọng do thiết bị, người, động vật, vật liệu và sản phẩm kho, phương tiện giao thông.Giữ nguyên cấu trúc, viết lại cho phù hợp.
4.18.1. Yêu cầu chungGiữ nguyên cấu trúc, viết lại cho phù hợp.
4.2. Xác định tải trọng do thiết bị và vật liệu kho8.2. Xác định tải trọng do thiết bị, vật liệu và sản phẩm chất kho.Giữ nguyên cấu trúc, viết lại cho phù hợp.
4.3. Tải trọng phân bố đều8.3. Tải trọng phân bố đều– Giữ nguyên cấu trúc, viết lại cho phù hợp. – Điều chỉnh, bổ sung thêm một số loại phòng, loại nhà và công trình, phân loại A, B…, bỏ giá trị thành phần dài hạn, bổ sung các hệ số ψ0,i, ψ1,i, ψ2,i dùng cho tổ hợp tải trọng trên cơ sở tham khảo tiêu chuẩn châu Âu, Nga… – Điều chỉnh lại đơn vị từ daN/m2, daN thành kN/m2, kN. – Đổi ký hiệu các hệ số giảm hoạt tải φ1, φ2, φ3, φ4.
4.4. Tải trọng tập trung và tải trọng lên lan can8.4. Tải trọng tập trung– Giữ nguyên cấu trúc, viết lại cho phù hợp. – Điều chỉnh lại đơn vị từ daN/m thành kN/m.
 8.5. Tải trọng do phương tiện giao thôngBổ sung nội dung này trên cơ sở tham khảo tiêu chuẩn châu Âu, Mỹ, Nga, Trung Quốc.
 8.6. Tải trọng do xe chữa cháy lên sàn mái phần hầm hoặc sàn mái khối đế của nhàBổ sung nội dung này trên cơ sở tham khảo tiêu chuẩn châu Âu, Mỹ, Nga, Trung Quốc.
 8.7. Tải trọng do trực thăngBổ sung nội dung này trên cơ sở tham khảo tiêu chuẩn châu Âu, Nga.
 8.8. Tải trọng va chạm do xe nângBổ sung nội dung này trên cơ sở tham khảo tiêu chuẩn châu Âu, Nga.
5. Tải trọng do cầu trục và cầu treo9. Tải trọng do cầu trục và cầu treo– Giữ nguyên cấu trúc, viết lại cho phù hợp. – Điều chỉnh lại nội dung cho phù hợp với tổ hợp tải trọng của dự thảo tiêu chuẩn.
6. Tải trọng gió10. Tải trọng gió– Giữ nguyên cấu trúc, viết lại cho phù hợp. – Điều chỉnh công thức tính tải trọng gió, đặc biệt là sử dụng hệ số gió giật Gf – Điều chỉnh bảng giá trị W0 cho phù hợp với QCVN 02:2022/QCVN – Điều chỉnh hệ số k và đưa ra công thức tính. – Bổ sung hệ số khí động cho 1 số dạng công trình trên cơ sở tham khảo tiêu chuẩn Nga SP20.13330.2016, châu Âu. – Bổ sung quy định thí nghiệm ống thổi khí động.
 11. Độ võng và chuyển vịBổ sung phụ lục này trên cơ sở tham khảo tiêu chuẩn Nga SP20.13330.2016
Phụ lục A Bỏ phụ lục này
 Phụ lục A (tham khảo) Trọng lượng đơn vị của vật liệuBổ sung phụ lục này
Phụ lục B Phụ lục CPhụ lục B (quy định) Danh mục cần trục theo nhóm chế độ làm việc và tải trọng va chạm của cần trục với gối chặn cuối đường rayGộp 2 phụ lục thành 1, điều chỉnh viết lại cho phù hợp.
Phụ lục D Bỏ phụ lục này, trong chính văn bản dự thảo tiêu chuẩn đã dẫn đến QCVN 02:2022/BXD
Phụ lục E Bỏ phụ lục này, trong chính văn bản dự thảo tiêu chuẩn đã dẫn đến QCVN 02:2022/BXD
Phụ lục F Bỏ phụ lục này, trong chính văn bản dự thảo tiêu chuẩn đã dẫn đến QCVN 02:2022/BXD
Phụ lục GPhụ lục C (quy định) Phương pháp xác định mốc chuẩnGiữ nguyên, điều chỉnh lại tên và ký hiệu cho phù hợp.
Phụ lục H Bỏ phụ lục này
 Phụ lục D (tham khảo) Minh họa các dạng địa hìnhBổ sung phụ lục này
 Phụ lục E (tham khảo) Một số công thức đơn giản tính hệ số hiệu ứng giật Gf và kích thước tương đương cho một số mặt bằng phức tạp của công trìnhBổ sung phụ lục này
 Phụ lục F (quy định) Hệ số khí độngBổ sung phụ lục này trên cơ sở tham khảo tiêu chuẩn Nga SP20.13330.2016
 Phụ lục G (quy định) Độ võng và chuyển vịBổ sung phụ lục này trên cơ sở tham khảo tiêu chuẩn Nga SP20.13330.2016
 Phụ lục H (quy định) Hệ số tầm quan trọng của công trìnhBổ sung phụ lục hệ số tầm quan trọng trên cơ sở tham khảo tiêu chuẩn châu Âu, Mỹ, Nga và tuân thủ QCVN 03:2022/BXD.
Đối chiếu nội dung tiêu chuẩn và cơ sở biên soạn

Các bạn có thể tải tiêu chuẩn tại đây.

Ngoài ra, các bạn có thể tải thêm file tại buổi hội thảo giới thiệu những điểm mới trong TCVN 2737:2023 do IBST tổ chức ngày 07/07/2023 tại đây.