TCVN 9393:2012 và TCVN 11321:2016 – Phương pháp thử nghiệm kiểm tra sức chịu tải của cọc

Sau khi thiết kế sức chịu tải theo lý thuyết, cần tiến hành thí nghiệm để kiểm tra sức chịu tải của cọc.

Hiện tại đang có 2 phương pháp phổ biến là phương pháp nén tĩnh cọc và phương pháp thử động biến dạng lớn.

Về phương pháp nén tĩnh cọc, các bạn có thể xác định được sức chịu tải của cọc bằng hoặc nhỏ hơn sức chịu tải dự báo ban đầu tùy thuộc vào quá trình nén tĩnh. Về phương pháp thử động biến dạng lớn, các bạn chỉ có kết quả sức chịu tải đạt hay không đạt so với dự báo ban đầu.

Nội dung của các tiêu chuẩn về phương pháp thử nghiệm kiểm tra sức chịu tải của cọc ở phần dưới đây.

1. TCVN 9393:2012 – Cọc – Phương pháp thử nghiệm hiện trường bằng tải trọng tĩnh ép dọc trục

1.1. Phạm vi áp dụng.

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thử nghiệm hiện trường bằng tải trọng tĩnh dọc trục áp dụng cho cọc đơn thẳng đứng, cọc đơn xiên, không phụ thuộc kích thước và phương pháp thi công (đóng, ép, khoan thả, khoan dẫn, khoan nhồi…) trong các công trình xây dựng. Tiêu chuẩn không áp dụng cho thí nghiệm cọc tre, cọc cát và trụ vật liệu rời.

1.2. Các nội dung trong tiêu chuẩn.

– Quy định chung: Các quy định, yêu cầu chung đối với phương pháp cọc như vị trí, số lượng cọc…

– Phương pháp thí nghiệm: Các nội dung về công tác thí nghiệm nén tĩnh cọc như nguyên tắc, thiết bị thí nghiệm, công tác chuẩn bị thí nghiệm, quy trình gia tải, xử lý và trình bày kết quả thí nghiệm, báo cáo kết quả thí nghiệm.

– Công tác an toàn: Các lưu ý về an toàn khi nén tĩnh cọc.

– Phụ lục:

+ Sơ đồ bố trí thiết bị thí nghiệm.

+ Các biểu đồ quan hệ.

+ Mẫu ghi chép số liệu thí nghiệm.

+ Một số quy trình thí nghiệm đặc biệt.

+ Phương pháp xác định sức chịu tải của cọc từ kết quả thí nghiệm nén tĩnh.

Các bạn vui lòng tải tiêu chuẩn TCVN 9393:2012 – Cọc – Phương pháp thử nghiệm hiện trường bằng tải trọng tĩnh ép dọc trục tại đây để tìm hiểu các mục kĩ hơn.

Tham khảo thêm:

Đề cương nén tĩnh cọc

Tính toán sức chịu tải của cọc theo kết quả thí nghiệm

2. TCVN 11321:2016 – Cọc – phương pháp thử động biến dạng lớn

2.1. Phạm vi áp dụng.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho phương pháp thử động biến dạng lớn được áp dụng để đánh giá sức chịu tải của cọc đơn thẳng đứng, cọc đơn xiên, không phụ thuộc kích thước và phương pháp thi công (đóng, ép, khoan thả, khoan dẫn, khoan nhồi …) thông qua xác định lực và vận tốc thân cọc do một lực tác động dọc trục lên đầu cọc bởi một quả búa nặng nhằm tạo ra một chuyển vị đủ lớn ở khu vực đầu cọc.

2.2. Các nội dung trong tiêu chuẩn.

– Quy định chung: Các quy định, yêu cầu chung đối với phương pháp cọc như vị trí, số lượng cọc…

– Yêu cầu về hệ thống thiết bị thí nghiệm: Các thiết bị phục vụ công tác đo, yêu cầu và lắp đặt các thiết bị đó.

– Trình tự thực hiện thí nghiệm gồm Công tác chuẩn bị, Chuẩn bị đầu cọc đối với cọc đổ tại chỗ, Lắp đặt các thiết bị, Công tác thực hiện đo đạc, Kiểm tra chất lượng số liệu, Phân tích số liệu đo.

– Báo cáo kết quả.

– Phụ lục:

+ Bố trí và lắp đặt đầu đo.

+ Xác định vận tốc truyền sóng, khối lượng riêng và mô đun đàn hồi động của cọc.

+ Một số biểu đồ chuẩn và tham số cần thiết trong thí nghiệm thử động biến dạng lớn.

Các bạn vui lòng tải tiêu chuẩn TCVN 11321:2016 – Cọc – phương pháp thử động biến dạng lớn tại đây để tìm hiểu các mục kĩ hơn.

Tham khảo thêm:

Đề cương thí nghiệm thử động biến dạng lớn (DPA)