TCVN 9394:2012 và TCVN 9395:2012 – Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu cọc

Liên quan tới thi công cọc và phân theo phương pháp hạ cọc xuống đất, ta có những tiêu chuẩn sau : TCVN 9394:2012 – Đóng và ép cọc – Thi công và nghiệm thu, TCVN 9395:2012 – Cọc khoan nhồi – Thi công và nghiệm thu.

1. TCVN 9394:2012– Đóng và ép cọc – Thi công và nghiệm thu

1.1. Phạm vi áp dụng.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các công trình xây dựng thuộc lĩnh vực xây dựng, giao thông, thuỷ lợi.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các công trình có điều kiện địa chất công trình đặc biệt như vùng có hang các tơ, mái đá nghiêng, đã cứng… Các công trình này được thi công và nghiệm thu theo yêu cầu của Thiết kế, hoặc do Tư vấn đề nghị với sự chấp thuận của Chủ đầu tư.

1.2. Các nội dung trong tiêu chuẩn.

– Quy định về tải trọng lực ép.

Lực ép nhỏ nhất (Pep)min: Lực ép do Nhà thiết kế quy định để đảm bảo tải trọng thiết kế lên cọc, thông thường lấy bằng 150 % đến 200 % tải trọng thiết kế.

Lực ép lớn nhất (Pep) max: Lực ép do Nhà thiết kế quy định, không vượt quá sức chịu tải của vật liệu cọc; được tính toán theo kết quả xuyên tĩnh, khi không có kết quả này thì thường lấy bằng 200 % đến 300 % tải trọng thiết kế.

Thông số lực ép này là quan trọng. Đơn vị thiết kế dựa vào kết quả tính toán sức chịu tải đưa đưa là lực ép min, lực ép max cho đơn vị thi công.

– Quy định chung về các công tác thi công, công tác chuẩn bị, công tác hàn nối các đoạn cọc.

– Vật liệu cọc: Liên quan tới việc đánh giá chất lượng của vật liệu làm cọc, chất liệu cọc, các chứng chỉ liên quan.

– Hạ cọc bằng búa đóng và búa rung: Đây là phần liên quan tới tính toán các thông số phục vụ công tác đóng cọc (đơn vị thiết kế cần quan tâm tới phần này) và các yêu cầu của công tác đóng cọc.

– Hạ cọc bằng phương pháp ép tĩnh: Các yêu cầu liên quan tới công tác ép tĩnh cọc.

Công tác thiết kế cần lưu ý tới điều kiện xong công tác ép tĩnh cọc như sau:

+ Chiều dài cọc đã ép vào đất nền không nhỏ hơn Lmin và không quá Lmax với Lmin, Lmax là chiều dài ngắn nhất và dài nhất của cọc được thiết kế dự báo theo tình hình biến động của nền đất trong khu vực.

+ Lực ép trước khi dừng, (Pep)kt trong khoảng từ (Pep) min đến (Pep)max, trong đó :

(Pep) min là lực ép nhỏ nhất do thiết kế quy định.

(Pep)max là lực ép lớn nhất do thiết kế quy định.

(Pep)kt là lực ép tại thời điểm kết thúc ép cọc, trị số này được duy trì với vận tốc xuyên không quá 1 cm/s trên chiều sâu không ít hơn ba lần đường kính (hoặc cạnh) cọc.

– Giám sát và nghiệm thu: Liên quan tới các yêu cầu về công tác nghiệm thu, sai số cho phép của cọc.

– An toàn lao động: Các lưu ý về an toàn khi thi công cọc.

– Phụ lục:

+ Các biên bản phục vụ thi công, giám sát, nghiệm thu khi thi công cọc.

+ Nguyên nhân, giải pháp của việc hư hỏng cọc khi đóng.

+ Xác định ứng suất động trong cọc bê tông cốt thép khi đóng.

+ Cấu tạo mũ cọc khi thi công cọc đóng

Các bạn vui lòng tải tiêu chuẩn TCVN 9394:2012– Đóng và ép cọc – Thi công và nghiệm thu tại đây để tìm hiểu các mục kĩ hơn.

2. TCVN 9395:2012– Cọc khoan nhồi – Thi công và nghiệm thu

2.1. Phạm vi áp dụng.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho thi công và nghiệm thu cọc khoan nhồi bê tông cốt thép đường kính lớn hơn hoặc bằng 60 cm trừ những công trình có điều kiện địa chất đặc biệt như vùng có hang các-tơ, mái đá nghiêng.

2.2. Các nội dung trong tiêu chuẩn.

– Quy định chung về các công tác thi công, công tác chuẩn bị, nghiệm thu khi thi công cọc.

– Công tác chuẩn bị: Các công tác liên quan tới việc chuẩn bị trước khi thi công cọc.

– Dung dịch khoan: Các yêu cầu đối với dung dịch khoan (dung dịch để giữ thành hố khoan).

– Các yêu cầu và hướng dẫn các bước triển khai khi thi công cọc.

+ Công tác tạo lỗ khoan.

+ Công tác gia công và hạ cốt thép.

Lưu ý về số lượng ống siêu âm cho 1 cọc khi thiết kế: 2 ống cho cọc đường kính 600mm, 3 ống đối với cọc có đường kính từ 600mm tới 1000mm, 4 ống cho cọc đường kính trên 1000mm.

+ Xử lý cặn lắng đáy lỗ khoan trước khi đổ bê tông.

+ Đổ bê tông.

+ Rút vách ống và vệ sinh đầu cọc.

– Kiểm tra và nghiệm thu: Liên quan tới các yêu cầu về công tác nghiệm thu, sai số cho phép của cọc.

– An toàn lao động: Các lưu ý về an toàn khi thi công cọc.

– Phụ lục:

+ Thang điểm kiểm tra tính toàn khối cọc khoan nhồi.

+ Sơ đồ dùng để đánh giá và xử lý cọc khoan nhồi.

+ Các biên bản phục vụ thi công, giám sát, nghiệm thu khi thi công cọc.

Các bạn vui lòng tải tiêu chuẩn TCVN 9395:2012 – Cọc khoan nhồi – Thi công và nghiệm thu tại đây để tìm hiểu các mục kĩ hơn.