TCVN 9397:2012 – Cọc – Kiểm tra khuyết tật bằng phương pháp biến động nhỏ PIT

Trong quá trình thi công cọc, có nhiều trường hợp bị lỗi ảnh hưởng tới chất lượng cọc. Khi đó, có thể dụng phương pháp PIT để kiểm tra khuyết tật cọc, từ đó đơn vị thiết kế sẽ có phương án xử lý cọc trên.

Phương pháp PIT thể hiện trong tiêu chuẩn TCVN 9397:2012 – Cọc – Kiểm tra khuyết tật bằng phương pháp biến động nhỏ PIT. Một số nội dung cơ bản của tiêu chuẩn như dưới đây.

1. Phạm vi áp dụng

– Tiêu chuẩn này được áp dụng cho cọc móng của công trình xây dựng.

– Phương pháp động biến dạng nhỏ được áp dụng để phát hiện khuyết tật trên cọc đơn chế tạo bằng bê tông cốt thép hoặc bằng thép, hạ theo phương thẳng đứng hoặc xiên.

– Tiêu chuẩn này không áp dụng cho cừ ván thép và cho cọc có trên một mối nối và cọc có đường kính tiết diện lớn hơn 1,5 m.

– Tiêu chuẩn này không áp dụng để đánh giá sức chịu tải của cọc.

CHÚ THÍCH:

+ Độ sâu thí nghiệm kiểm tra trong điều kiện thông thường khoảng 30 lần đường kính cọc. Trong trường hợp một phần thân cọc nằm trong nước hoặc trong đất rất yếu, có thể kiểm tra đến độ sâu lớn hơn.

+ Khi có đủ căn cứ, phương pháp này có khả năng xác định chiều dài cọc và cường độ bê tông thân cọc.

2. Các nội dung trong TCVN 9397:2012

– Quy định chung.

– Thiết bị thí nghiệm.

Thiết bị thí nghiệm gồm 3 bộ phận chính: Thiết bị tạo xung lực, các đầu đo vận tốc và lực, thiết bị thu và hiển thị tín hiệu. Mục này còn nêu công dụng của các bộ phận đó.

– Xác định số lượng và vị trí cọc thí nghiệm.

+ Số lượng cọc được kiểm tra bằng phương pháp động biến dạng nhỏ được xác định theo yêu cầu của TCVN 9395:2012. Trường hợp phát hiện tỷ lệ cọc có khuyết tật vượt quá 30 % số cọc đã kiểm tra thì tăng thêm 50 % số cọc thí nghiệm và nếu tỷ lệ cọc có khuyết tật vẫn vượt quá 30 % số cọc đó thì tiến hành kiểm tra toàn bộ các cọc của công trình.

+ Tất cả các cọc thuộc móng có 1 cọc phải được kiểm tra bằng phương pháp động biến dạng nhỏ nếu chưa được kiểm tra bằng phương pháp khác. Đối với mỏng có từ 2 cọc đến 3 cọc, nếu thí nghiệm phát hiện một cọc có khuyết tật thì kiểm tra các cọc còn lại.

+ Đối với các móng có nhiều cọc, vị trí cọc được thí nghiệm nên được xác định theo tầm quan trọng của cây cọc, tình hình thực tế thi công cọc hoặc lựa chọn một cách ngẫu nhiên.

–  Thí nghiệm trên hiện trường.

Các công tác thí nghiệm trên hiện trường gồm Chuẩn bị thí nghiệm, Lắp đặt thí bị đo, Đo sóng.

Lưu ý các vấn đề sau:

+ Đối với cọc nhồi hoặc cọc ống có đổ bê tông lấp lòng cọc thì thời gian bắt đầu công tác thí nghiệm lấy bằng giá trị lớn hơn của:

     . 7 ngày, kể từ khi kết thúc đổ bê tông;

     . Thời gian để cường độ bê tông đạt 75% giá trị thiết kế.

+ Số lượng tối thiểu các điểm thí nghiệm trên bề mặt đầu cọc là:

     . 1 điểm đối với cọc đường kính tiết diện từ 0,60 m trở xuống;

     . 3 điểm đối với cọc đường kính tiết diện lớn hơn 0,60 m.

– Phân tích tín hiệu.

Nêu phương pháp, yêu cầu trong công tác xác định biểu đồ sóng đặc trưng, phân tích số liệu và biểu diễn số liệu đo theo biểu đồ.

– Báo cáo kết quả thí nghiệm.

Các thông tin cần có trong báo cáo kết quả thí nghiệm.

– Các phụ lục

   + Giới thiệu nguyên lý của phương pháp động biến dạng nhỏ

   + Xác định vận tốc truyền sóng

   + Một số dạng điển hình biểu đồ vận tốc

Các bạn vui lòng tải tiêu chuẩn TCVN 9397:2012 – Cọc – Kiểm tra khuyết tật bằng phương pháp biến động nhỏ PIT tại đây để tìm hiểu các mục kĩ hơn.