TCVN 2737:2023 có thay đổi phần dài hạn của tải trọng tiêu chuẩn. Do đó, tổ hợp tải trọng để tính toán nứt (trạng thái giới hạn 2) cũng đã thay đổi.
1. Công thức tính
Cụ thể, theo mục 8.2.2.1.4 TCVN 5574:2018, tính vết nứt như sau:
Chiều rộng vết nứt dài hạn được xác định theo công thức:
acrc = acrc,1
Chiều rộng vết nứt ngắn hạn được xác định theo công thức:
acrc = acrc,1 + acrc,2 – acrc,3
trong đó:
acrc,1 là chiều rộng vết nứt do tác dụng dài hạn của tải trọng thường xuyên và tạm thời dài hạn;
acrc,2 là chiều rộng vết nứt do tác dụng ngắn hạn của tải trọng thường xuyên và tạm thời (dài hạn và ngắn hạn);
acrc,3 là chiều rộng vết nứt do tác dụng ngắn hạn của tải trọng thường xuyên và tạm thời dài hạn.
2. Tổ hợp tính nứt theo TCVN 2737:1995.
Tổ hợp tính nứt theo TCVN 2737:1995 như sau:
Tổ hợp tải trọng của tải trọng thường xuyên và tạm thời dài hạn:
1 BT + 1 TTS + 1 TTT + n HT
Tổ hợp tải trọng của tải trọng thường xuyên và tạm thời (dài hạn và ngắn hạn):
1 BT + 1 TTS + 1 TTT + 1 HT
Trong đó:
BT: Tải trọng tiêu chuẩn của bản thân kết cấu
TTS: Tải trọng tiêu chuẩn của tải hoàn thiện sàn
TTT: Tải trọng tiêu chuẩn của tải tường
HT: Tải trọng tiêu chuẩn của hoạt tải phân bố trên sàn
n: Hệ số thành phần dài hạn của hoạt tải phân bố trên sàn, lấy theo bảng 3 – TCVN 2737:2995.
3. Tổ hợp tính nứt theo TCVN 2737:2023.
Tổ hợp tính nứt theo TCVN 2737:2023 như sau:
Tổ hợp tải trọng của tải trọng thường xuyên và tạm thời dài hạn:
1 BT + 1 TTS + 1 TTT + n Qt + 1 QL
Tổ hợp tải trọng của tải trọng thường xuyên và tạm thời (dài hạn và ngắn hạn):
1 BT + 1 TTS + 1 TTT + 1 Qt + 1 QL
Trong đó:
BT: Tải trọng tiêu chuẩn của bản thân kết cấu
TTS: Tải trọng tiêu chuẩn của tải hoàn thiện sàn
TTT: Tải trọng tiêu chuẩn của tải tường
QL: Tải trọng tiêu chuẩn của tải trọng tạm thời dài hạn
Qt: Tải trọng tiêu chuẩn của tải trọng tạm thời ngắn hạn phân bố đều
n: Giá trị tiêu chuẩn giảm của tải trọng tạm thời ngắn hạn.
Giá trị này được thể hiện ở mục 8.3.3 và 8.5.4 TCVN 2737:2023.
8.3.3. Giá trị tiêu chuẩn giảm qk,qper của các tải trọng tạm thời ngắn hạn phân bố đều nêu trong Bảng 4 lấy bằng các giá trị qk,t nêu trong Bảng 4 (trừ các khu vực B5 và H) nhân với hệ số giảm n = 0,35, nếu trong các tiêu chuẩn về thiết kế kết cấu và nền không quy định giá trị khác tùy thuộc vào tình huống tính toán đang xét.
8.5.4. Giá trị tiêu chuẩn giảm qk,qper của các tải trọng tạm thời ngắn hạn phân bố đều nêu trong Bảng 5 lấy bằng các giá trị qk,t nêu trong Bảng 5 nhân với hệ số giảm n = 0,6 cho khu vực F, n = 0,35 cho khu vực G, và n theo nhiệm vụ thiết kế trên cơ sở các giải pháp công nghệ cho khu vực G1, nếu trong các tiêu chuẩn về thiết kế kết cấu và nền không quy định giá trị khác tùy thuộc vào tình huống tính toán đang xét.
Sau khi có tổ hợp và moment, chúng ta có thể tính toán bề rộng vết nứt theo bài viết “Tính toán chiều rộng vết nứt” của chúng tôi.
Tham khảo : Tổ hợp tải trọng theo TCVN 2737:2023
Một số file tính và khóa học tại đây.