Tính tải trọng gió theo TCVN 2737:2023 – Phụ lục F.16

Thuvienketcau gửi tới các bạn cách tính tải trọng gió theo TCVN 2737:2023.

1. Công thức tính.

Công thức tính tải trọng gió được thể hiện trong mục 10.2.2 của TCVN 2737:2023.

Cụ thể, giá trị tiêu chuẩn của tải trọng gió Wk tại độ cao tương đương ze được xác định theo công thức sau:

trong đó:

W3,10s là áp lực gió 3s ứng với chu kỳ lặp 10 năm.

W3,10s  = γT * W0 với γT là hệ số chuyển đổi áp lực gió từ chu kỳ lặp từ 20 năm xuống 10 năm, lấy bằng 0,852.

W0 là áp lực gió cơ sở.

K(ze) là hệ số kể đến sự thay đổi áp lực gió theo độ cao và dạng địa hình tại độ cao tương đương ze

c là hệ số khí động.

Gf là hệ số hiệu ứng giật.

Hệ số Gf các bạn có thể xem thêm bài viết “So sánh hệ số hiệu ứng giật Gf trong TCVN 2737:2023

2. Hệ số K(ze).

Giá trị của hệ số k(ze), kể đến sự thay đổi áp lực gió theo độ cao ze so với mốc chuẩn và dạng địa hình, được xác định theo công thức:

trong đó:

ze là độ cao tương đương;

zg là độ cao gradient, được xác định phụ thuộc vào dạng địa hình;

α là hệ số dùng trong hàm lũy thừa đối với vận tốc gió 3s (lấy trung bình trong khoảng thời gian 3s).

Hệ số K(ze) được tổng hợp qua bảng 9 dưới đây:

3. Hệ số c.

Hệ số khí động c được thể hiện ở phụ lục F.

Đối với nhà cao tầng, ở đây chúng tôi sử dụng phụ lục F.16 để tính toán.

Cụ thể như sau:

Hệ số khí động cản chính diện cx của công trình hình lăng trụ được xác định theo công thức:

Cx = kλ * cx∞

trong đó:

kλ được xác định theo F.18 phụ thuộc vào độ mảnh hiệu dụng của công trình λe;

cx∞ được lấy theo biểu đồ trên Hình F.22 đối với tiết diện chữ nhật và theo Bảng F.12 đối với tiết diện n góc và các cấu kiện kết cấu (dạng định hình).

Các bạn có thể tải file “Tinh toan tai trong gio cao tang” để vận dụng lý thuyết, tính toán cho công trình.

Mọi thắc mắc, góp ý, các bạn vui lòng liên hệ qua email thuvienketcauvn@gmail.com hoặc facebook “https://www.facebook.com/thuvienketcau.construction

Một số file tính và khóa học tại đây.