Tính toán bu lông bố trí theo chu vi tròn

Để thiết kế kết cấu thép theo tiêu chuẩn Việt Nam, các bạn tham khảo TCVN 5575:2012.

Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn một cách tính bu lông bố trí theo chu vi tròn để tham khảo.

1. Kiểm tra bu lông chịu cắt.

Lực cắt tác dụng lên một bu lông:

Nvb = N / nb

Khả năng chịu cắt của một bu lông (Công thức 96 – mục 8.2):

[N]vb = γb*fvb*Ab*nv

Trong đó:

N: Lực cắt vị trí liên kết bu lông

nb: Số lượng bu lông

γb: Hệ số điều kiện làm việc của liên kết bu lông

fvb: Cường độ tính toán chịu cắt của bu lông

Ab: Diện tích tiết diện tính toán của thân bu lông

nv: Số lượng các mặt cắt tính toán

2. Kiểm tra bu lông chịu kéo

Lực kéo tác dụng lên bu lông là:

Khả năng chịu nén (kéo) của một bu lông (Công thức 98 – mục 8.2):

Pc = [N]tb = Abn * ftb

Trong đó:

M, N: Nội lực vị trí liên kết bu lông

k : số lượng bu lông

y : khoảng cách từ bu lông tới trục qua tâm

r là bán kính từ tâm tới bu lông

ftb: Cường độ tính toán chịu kéo của bulông

Abn: Diện tích tiết diện thực của thân bulông

3. Tính toán bản đế.

+ Điều kiện ứng suất lớn nhất trong bản đế

σmax = N/A + M/W <= [σ] = ψ * Rb,loc

Trong đó:

Rb,loc : cường độ chịu nén tính toán cục bộ của bê tông móng

Ψ: hệ số phụ thuộc đặc điểm phân bố tải trọng

+ Chiều dày yêu cầu của bản đế:

4. Tính toán đường hàn

+ Điều kiện bền của đường hàn dưới tác dụng của moment:

+ Điều kiện bền của đường hàn dưới tác dụng của lực cắt:

+ Điều kiện bền của đường hàn dưới tác dụng của moment và lực cắt tác dụng đồng thời:

Các bạn vui lòng tham khảo file tính “Tính toán bu lông bố trí hình tròn – Bản mẫu” ở đây.

Download

Tải file tính “Tính toán bu lông bố trí hình tròn – Bản đầy đủ” tại đây.

Download

5. Hướng dẫn sử dụng file tính

Bước 1: Nhập thông số nội lực, bu lông

Bước 2: Nhập cách bố trí bu lông sau đó nhấn vào “LẤY TỌA ĐỘ BU LÔNG” để file tính nhận diện cách bố trí bu lông.

Bước 3: Xem kết quả kiểm tra bu lông

Bước 4: Xem kết quả tính toán bản đế.

Bước 5: Xem kết quả tính toán đường hàn.