Tính toán khả năng chịu kéo tại vị trí tiếp xúc của cọc

Thuvienketcau gửi tới các bạn khả năng chịu kéo của cọc ly tâm ở vị trí tiếp xúc giữa cọc và đài móng.

Thông thường chi tiết liên kết giữa cọc ly tâm và đài móng như sau:

1. Tính toán theo TCVN 5574:2018 – Phụ lục I Tính toán kết cấu bán lắp ghép

Theo phụ lục I, ta có sức chịu kéo cho các mối nối tiếp xúc không cốt thép theo công thức sau:

Nj = γbt,j * Rbt * Ab,j

trong đó:

γbt,j là hệ số, lấy bằng 0,25 đối với các mối nối được gia công và bằng 0 đối với các mối nối không được gia công.

Tính toán chịu kéo cho các mối nối tiếp xúc có cốt thép nên được tiến hành theo điều kiện:

Nj = Rs * As

Ta có thể lấy giá trị chịu kéo nhỏ hơn trong 2 giá trị trên.

2. Tính toán theo TCVN 11823-5:2017 – Tiêu chuẩn thiết kế cầu đường bộ

Theo mục 8.4 – Truyền lực cắt qua mặt tiếp xúc – ma sát cắt, ta có:

Sức kháng cắt danh định của mặt cắt tiếp xúc phải được lấy bằng:

Vn = c*Acv + μ [ Avf * fy+ Pc]

Sức kháng cắt danh định, Vni, dùng trong thiết kế không được vượt quá giá trị nhỏ hơn của:

Vni <= K1 * f’c * A hoặc Vni <= K2*Acv

Ta có thể lấy giá trị chịu kéo là giá trị nhỏ nhất trong các giá trị trên.

3. Tính toán theo cốt thép chịu kéo neo vào đài

Cốt thép chịu kéo tốt, do đó ta quan niệm tại vị trí cọc neo vào đài, toàn bộ khả năng chịu kéo của cọc tại vị trí đó hoàn toàn do cốt thép tạo ra, phần do bê tông tạo ra lấy bằng ), do bê tông chịu kéo kém.

Ta có công thức sau:

Nj = Rs * As = Cường độ chịu kéo của thép nhân tổng diện tích thép.

4. Tính toán theo mối nối hàn của cọc

Đường hàn cũng có thể được xét tới khi tính khả năng chịu kéo của cọc.

Các bạn có thể lấy theo công thức sau:

N =βf *hf*lw*fwf *γc

Trên đây là các phương pháp để tính khả năng chịu kéo của cọc ép ly tâm tại vị trí liên kết với đài móng. Các bạn có thể sử dụng 1 trên các cách trên hoặc lấy giá trị nhỏ nhất trong 4 giá trị trên.

Thuvienketcau gửi các bạn file excel tính toán theo các công thức trên để các bạn tham khảo và sử dụng.

Download

Một số file tính và khóa học tại đây.