Tính toán tải gió cho mái dốc 2 phía

Thuvienketcau gửi tới các bạn tính toán tải gió cho mái dốc 2 phía theo TCVN 2737:2023.

Tính toán tải gió cho cho mái bằng được thể hiện ở phụ lục F.4.2. Chúng tôi xin tóm tắt như sau:

1. Công thức tính.

Công thức tính tải trọng gió được thể hiện trong mục 10.2.2 của TCVN 2737:2023.

Cụ thể, giá trị tiêu chuẩn của tải trọng gió Wk tại độ cao tương đương ze được xác định theo công thức sau:

trong đó:

W3,10s là áp lực gió 3s ứng với chu kỳ lặp 10 năm.

W3,10s = γT * W0 với γT là hệ số chuyển đổi áp lực gió từ chu kỳ lặp từ 20 năm xuống 10 năm, lấy bằng 0,852.

W0 là áp lực gió cơ sở.

K(ze) là hệ số kể đến sự thay đổi áp lực gió theo độ cao và dạng địa hình tại độ cao tương đương ze

c là hệ số khí động.

Gf là hệ số hiệu ứng giật.

2. Hệ số K(ze).

Giá trị của hệ số k(ze), kể đến sự thay đổi áp lực gió theo độ cao ze so với mốc chuẩn và dạng địa hình, được xác định theo công thức:

trong đó:

ze là độ cao tương đương;

Độ cao tương đương ze tính từ mặt đất đến điểm cao nhất trên mái (như hình dưới).

zg là độ cao gradient, được xác định phụ thuộc vào dạng địa hình;

α là hệ số dùng trong hàm lũy thừa đối với vận tốc gió 3s (lấy trung bình trong khoảng thời gian 3s).

3. Hệ số c.

Hệ số cx cho mái dốc 2 phía theo từng vùng lấy theo Bảng F.5a và F.5b.

Hệ số cx theo từng vùng phụ thuộc vào góc dốc α.

Hệ số cx và phân vùng tải gió cho mái dốc 2 phía được thể hiện ở hình sau:

a. Góc hướng gió θ = 0 độ

b. Góc hướng gió θ = 90 độ

4. Kết quả.

Sau khi tính toán, ta có minh họa tải trọng gió các loại như sau:

Minh họa của tải trọng gió phương X
Minh họa của tải trọng gió phương X-
Minh họa của tải trọng gió phương Y
Minh họa của tải trọng gió phương Y-

Thuvienketcau gửi tới các bạn file tính tham khảo để tính toán tải gió cho mái dốc 2 phía.

Tải file “Tính toán gió cho mái dốc hai phía (Bản rút gọn)”

Download

Tải file “Tính toán gió cho mái dốc hai phía (Bản đầy đủ)”

Download