Tính toán võng dầm 2 đầu ngàm

Thuvienketcau xin gửi tới các bạn tính toán võng dầm 2 đầu ngàm.

Tính toán độ võng của dầm được thể hiện ở mục 8.2.3.2 tiêu chuẩn TCVN 5574:2018.

1. Tính toán độ võng.

+ Tính toán độ võng của cấu kiện bê tông cốt thép được tiến hành theo điều kiện:

f <= fu

trong đó:

f là độ võng của cấu kiện bê tông cốt thép dưới tác dụng của ngoại lực.

fu là giá trị độ võng giới hạn cho phép của cấu kiện bê tông cốt thép.

+ Độ võng do biến dạng uốn gây ra được xác định theo công thức:

trong đó:

Mx là mô men uốn trong tiết diện x do tác dụng của lực đơn vị đặt theo hướng chuyển vị cần tìm của cấu kiện trong tiết diện trên chiều dài nhịp L cần xác định độ võng;

(1/r)x là độ cong toàn phần tại tiết diện x do ngoại lực gây nên độ võng cần xác định.

Trong trường hợp tổng quát, đối với cấu kiện bê tông cốt thép chịu uốn thì việc tính toán độ võng được tiến hành bằng cách chia cấu kiện ra thành nhiều đoạn rồi xác định độ cong ở biên các đoạn này (có kể đến sự có hoặc không có vết nứt và dấu của độ cong) và nhân biểu đồ mô men uốn Mx với biểu đồ độ cong (1/r)x theo chiều dài cấu kiện khi độ cong phân bố tuyến tính trong phạm vi từng đoạn cấu kiện. Trong trường hợp này độ võng tại giữa nhịp cấu kiện được xác định theo công thức:

trong đó:

(1/r)sup,L và (1/r)sup,r là độ cong của cấu kiện lần lượt ở gối trái và gối phải;

(1/r)iL và (1/r)ir là các độ cong của cấu kiện tại các tiết diện đối xứng nhau i và i’ ( i= i’) ở phía trái và phía phải của trục đối xứng (giữa nhịp);

(1/r)c là độ cong của cấu kiện tại giữa nhịp;

n là số chẵn các đoạn bằng nhau được chia từ nhịp, lấy không nhỏ hơn 6;

L là nhịp cấu kiện.

Để bài toán được gọn nhất, chúng tôi tính toán với nhịp n = 6.

+ Độ võng giới hạn cho phép được xác định ở mục G.2 phụ lục G – TCVN 2737:2023.

Cụ thể như sau:

2. Xác định độ cong toàn phần.

Độ cong toàn phần của cấu kiện chịu uốn, chịu nén lệch tâm và chịu kéo lệch tâm được xác định theo các công thức:

+ Đối với các đoạn cấu kiện không có vết nứt trong vùng chịu kéo:

Trong đó:

(1/r)1 là độ cong do tác dụng ngắn hạn của tải trọng tạm thời ngắn hạn;

(1/r)2 là độ cong do tác dụng dài hạn của tải trọng tường xuyên và tạm thời dài hạn.

+ Đối với các đoạn cấu kiện có vết nứt trong vùng chịu kéo:

Trong đó:

(1/r)1 là độ cong do tác dụng ngắn hạn của toàn bộ tải trọng mà dùng để tính toán biến dạng;

(1/r)2 là độ cong do tác dụng ngắn hạn của tải trọng thường xuyên và tạm thời dài hạn;

(1/r)3 là độ cong của tác dụng dài hạn của tải trọng thường xuyên và tạm thời dài hạn.

+ Tổ hợp cho các combo tải trọng

Thuvienketcau gửi tới các bạn combo tải trọng phục vụ tính toán từng độ cong trên.

M1: Moment do tải trọng thường xuyên + tạm thời dài hạn.

M2: Moment do tải trọng thường xuyên + tạm thời dài hạn + tạm thời ngắn hạn.

M3: Moment do tải trọng tạm thời ngắn hạn.

Các bạn có thể xem thêm file tổ hợp này tại đây:

Download

3. Tính toán độ cong từng phần.

Độ cong của cấu kiện bê tông cốt thép (1/r) do tác dụng của các tải trọng tương ứng được xác định theo công thức:

(1/r) = M/D

trong đó:

M là mô men uốn do ngoại lực (có kể đến mô men do lực dọc N) đối với trục vuông góc với mặt phẳng tác dụng của mô men uốn và đi qua trọng tâm tiết diện ngang quy đổi của cấu kiện;

D là độ cứng chống uốn của tiết diện ngang quy đổi của cấu kiện, được xác định theo công thức:

D = Eb1 * Ired

trong đó:

Eb1 là mô đun biến dạng của bê tông chịu nén, được xác định phụ thuộc vào thời hạn (ngắn hạn hoặc dài hạn) tác dụng của tải trọng và có kể đến sự có hay không có các vết nứt;

Ired là mô men quán tính của tiết diện ngang quy đổi đối với trọng tâm của nó, được xác định có kể đến sự có hay không có các vết nứt.

Giá trị mô đun biến dạng của bê tông Eb1 và mô men quán tính của tiết diện ngang quy đổi Ired đối với các cấu kiện không có hoặc có vết nứt trong vùng chịu kéo được xác định theo các chỉ dẫn tương ứng trong 8.2.3.3.4 và 8.2.3.3.5 TCVN 5574:2018.

Do các mục tính Eb1 và Ired còn khá dài, các bạn vui lòng xem thêm trong tiêu chuẩn. Hoặc tham khảo file tính của chúng tôi để tham khảo.

4. File tính

Thuvienketcau xin gửi tới các bạn “File tính võng dầm (tính 1 điểm)” để các bạn tham khảo cách tính toán

Download

Các bạn có thể tải “File tính võng dầm (bản đầy đủ)” tại đây.

Download