Tổ hợp tải trọng khi thiết kế nền

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tổng hợp trường hợp nào sử dụng tổ hợp tính toán, hay tổ hợp tiêu chuẩn khi tính toán nền.

Việc phân chia trạng thái giới hạn của nền được thể hiện ở mục 4.1.3 TCVN 9362:2012, thể hiện như hình dưới đây.

Đầu tiên, chúng ta xét các trường hợp sử dụng trạng thái giới hạn thứ hai – sử dụng tổ hợp tiêu chuẩn:

Biến dạng của nền có các trường hợp sau:

Ngoài ra, còn có áp lực tác dụng lên nền ở dưới đáy móng, theo mục 4.6.9 TCVN 9362:2012.

Theo đó, các trường hợp sử dụng tổ hợp tiêu chuẩn để tính toán nền gồm:

     – Tính toán độ lún nền, độ lún lệch tương đối giữa các móng.

     – Độ võng hoặc độ võng tương đối của nền.

     – Chuyển vị ngang của móng hoặc của nhà (công trình).

     – Kiểm tra áp lực trung bình tác dụng lên nền ở dưới đáy móng Ptb so với áp lực tính toán R.

Thứ 2, chúng ta xét các trường hợp sử dụng trạng thái giới hạn thứ nhất – sử dụng tổ hợp tính toán:

Sức chịu tải của nền có các trường hợp sau:

Ngoài ra, chúng ta cũng cần kiểm tra điều kiện bền của móng đặt trên nền.

Theo TCVN 5574:2018, trạng thái giới hạn thứ nhất có những trường hợp sau:

Tổng kết lại, các trường hợp sử dụng tổ hợp tính toán để tính toán nền gồm:

     – Sức chịu tải (độ bền) của nền

     – Tính toán ổn định lật, trượt, đầy nổi của móng

     – Tính toán khả năng chịu lực của móng (tính cốt thép, tính toán chọc thủng…)

Nếu các bạn còn câu hỏi, hoặc đóng góp nào cho bài viết, hãy inbox vào fanpage của chúng tôi để thảo luận nhé.

Fanpage

———————————————————————————————

Xem thêm: Một số file tính và khóa học tại đây.

Download