Những điểm mới trong Quy chuẩn 02/2022

Bắt đầu từ ngày 26/03/2023, quy chuẩn 02/2022 sẽ được chính thức áp dụng, thay thế cho quy chuẩn 02/2009.

Quy chuẩn bạn có thể download tại đây: QC 02/2022.

Tham khảo lại QC 02/2009.

1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Quy chuẩn kỹ thuật này quy định các số liệu điều kiện tự nhiên áp dụng trong việc lập, thẩm định, phê duyệt các hoạt động xây dựng bao gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, thiết kế xây dựng công trình, thi công xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Việt Nam.

Trong một số trường hợp riêng biệt, cho phép sử dụng số liệu gió, động đất và các số liệu điều kiện tự nhiên khác dùng trong xây dựng được cung cấp bởi cơ quan chuyên môn nhà nước có thẩm quyền như: Viện Khoa học khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu hoặc Tổng cục khí tượng thủy văn – Bộ Tài nguyên và Môi trường, Viện Vật lý địa cầu – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam… đối với một số công trình cụ thể khi có luận chứng, nêu rõ các cơ sở khoa học của các số liệu áp dụng, gửi Bộ Xây dựng.

Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động xây dựng ở Việt Nam

2. Các thông số tự nhiên

Trong quy chuẩn 02/2022 vẫn cung cấp các số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng như nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ nhiệt, mây, mưa, gió, động đất…

Tuy nhiên, nhiều thông số đã thay đổi, ảnh hưởng tới việc thiết kế kết cấu công trình. Tôi xin nêu một số thông số như sau:

2.1. Số liệu gió

Số liệu gió được trình bày ở mục 5 QC-02/2022. Ở quy chuẩn này, áp lực gió được chia ra thành các vùng I, II, III, IV và V; qua đó không không còn các phân vùng gió như IA, IB, IIA, IIB, IIIA, IIIB. Nhiều địa điểm được cập nhật, và thay đổi tải gió.

Các số liệu gió các bạn có thể tra theo bảng 5.1 QC-02/2022 hoặc tra theo file Excel tại đây.

Ở quy chuẩn mới này, việc quy đổi tải gió từ vận tốc gió 3 s, chu kỳ lặp 50 năm sang áp lực gió W0, quy đổi từ vận tốc gió 10 phút sang áp lực gió 10 phút cũng cụ thể hơn.

Bản đồ phân vùng áp lực gió trên lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam

2.2. Số liệu động đất

Giá trị đỉnh gia tốc nền tham chiếu, agR (đỉnh gia tốc nền trên nền loại A, với chu kỳ lặp tham chiếu là 500 năm) cơ bản không thay đổi nhiều, cập nhật một số địa danh, cũng như cập nhật lại các quận, huyện, địa danh theo hành chính mới.

Các số liệu động đất các bạn có thể tra theo bảng 6.1 QC-02/2022 hoặc tra theo file Excel tại đây.

Bản đồ phân vùng đỉnh gia tốc nền tham chiếu, agR, trên lãnh thổ Việt Nam, chu kỳ lặp 500 năm cho nền loại A

Ngoài ra, ở quy chuẩn này còn bổ sung số liệu động đất theo phổ phản ứng SS và S1. Số liệu động đất này áp dụng cho việc thiết kế công trình chịu động đất tại Việt Nam sử dụng phổ phản ứng gia tốc chu kỳ ngắn (gọi tắt là phổ phản ứng SS) và phổ phản ứng gia tốc chu kỳ dài (gọi tắt là phổ phản ứng S1) của động đất cực đại ứng với chu kỳ lặp 2500 năm cho nền loại B.

2.3. Số liệu nhiệt độ

Số liệu nhiệt độ có cập nhật thêm địa điểm cụ thể hơn.

Các số liệu nhiệt độ các bạn có thể tra theo bảng A.2 đến A.8 QC-02/2022.

2.4. Số liệu độ ẩm

Số liệu nhiệt độ có cập nhật thêm địa điểm cụ thể hơn.

Các số liệu độ ẩm các bạn có thể tra theo bảng A.9 đến A.13 QC-02/2022.

Tham khảo thêm:

Những điểm mới trong quy chuẩn 06/2022

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *